Ở Việt Nam, trình độ tiếng Nhật của các bạn trẻ ngày một cao. Càng ngày càng có nhiều người có bằng tiếng Nhật (JLPT). Tuy nhiên, chỉ có số ít giao tiếp tiếng Nhật thành thạo. Thành thạo ở đây là nói trôi chảy và có thể trò chuyện được với người Nhật mà không phải toát mồ hôi nghĩ câu trong đầu.

Làm công tác xã hội với người nước ngoài

Từ những năm đầu học Đại học, tôi đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, liên tục đến tận khi đã đi làm. Tôi từng có thời làm tình nguyện hăng say, quên ăn quên ngủ, lúc nào cũng khát khao được đi thật nhiều, làm thật nhiều, sống một cuộc sống gấp nhưng giàu ý nghĩa để giúp mọi người. Trong quá trình này, tôi làm quen được nhiều bạn nước ngoài sang Việt Nam làm tình nguyện, du lịch thiện nguyện, và học tiếng Việt. Làm việc cùng các bạn làm dày thêm vốn tiếng Anh của tôi rất nhiều và cũng dạy cho tôi thêm nhiều điều về văn hoá nước ngoài.

Đối với các bạn sinh viên đang tự học và muốn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình, làm công tác xã hội với người nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời. Thứ nhất, bạn có thể thực hành tiếng Anh rất nhiều mà không mất phí, thậm chí còn được biết ơn (ví dụ, qua việc dịch hộ người nước ngoài, đưa các bạn đi thăm quan…). Thứ hai, bạn làm được một công đôi việc, vừa giúp được cho người khác qua hoạt động thiện nguyện, vừa trang bị cho mình ngoại ngữ và văn hoá nước ngoài (theo cá nhân tôi là hiệu quả hơn nhiều với việc phải lang thang ở Bờ Hồ hay các khu phố Tây để bắt chuyện với người lạ). Thứ ba, những người ngoại quốc đến Việt Nam để làm tình nguyện đa phần là người tốt, nhiệt tình, cởi mở, và chan hoà – họ là những người đồng hành thực sự thú vị.

Tôi vẫn còn nhớ dự án đầu tiên tôi tham gia với người nước ngoài là phiên dịch cho 2 bạn tình nguyện viên người Scotland và Canada, mỗi người có một âm giọng (accent) khác nhau và đôi khi rất khó để hiểu được cả hai. Với vốn tiếng Anh còn hạn chế của mình, khi đó tôi cố gắng nghe kỹ cách họ phát âm, chủ động hỏi lại ngay khi có gì không hiểu, và so sánh cách họ nói với cách phát âm của mình để học hỏi thêm. Sau vài tháng làm việc cùng 2 bạn, kỹ năng nghe và nói của tôi tăng lên rõ rệt, tôi bắt đầu phân biệt được các âm giọng khác nhau và thích “nhại” theo cách nói của mọi người từ nhiều đất nước nói tiếng Anh khác ngoài Mỹ. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi tình cờ nghe được giọng người Scotland trên đường, tôi lại mỉm cười. Thật ấm áp khi nghĩ về những năm tháng tuổi trẻ rong ruổi trên đường làm tình nguyện, làm quen với bạn bè khắp năm châu, học tiếng Anh “đường phố”, và lặng thầm nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ của mình.

Đọc Phần 2: Viết tiếng Anh như người có học

Đọc Phần 3: Nhìn nhận về tiếng Anh

*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận

**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog

Bạn đã quá quen thuộc với các đầu sách, bộ tài liệu học tiếng Nhật được chia sẻ khắp nơi trên mạng cũng như các nhóm học tiếng Nhật rồi, đúng không? Cá là trong số các bạn học tiếng Nhật ở đây, hỏi bất kì ai cũng có thể kể ra vanh vách 3-5 đầu sách học và luyện thi JLPT. Tuy nhiên, cách học tiếng Nhật qua sách vở giúp chúng ta hiểu tiếng Nhật từ gốc lên thôi. Chúng không giúp chúng ta giao tiếp tiếng Nhật tốt.

Vậy ngoài sách vở giáo trình, các bạn có thể tự học tiếng Nhật giao tiếp như thế nào? Học ở đâu? Hôm nay, Morning Japan sẽ bày cho bạn thêm một số mẹo tự học tiếng Nhật nhé. Đương nhiên, có cả nguồn học tiếng Nhật thực tế trong đời sống nữa. Hi vọng bạn tham khảo và rèn được khả năng nói tiếng Nhật thật tự nhiên.

Giải vở bài tập Tin học lớp 3 trang 22, 23 Bài 1: Em làm quen với bàn phím - Cánh diều

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 22 Câu A49: Em hãy ghép các khu vực của bàn phím trong hình dưới đây với tên gọi tương ứng.

a) Khu vực chính. b) Khu vực phím chức năng.

c) Khu vực phím số. d) Khu vực phím điều khiển

1) - b, 2) - a), 3) - d), 4) - c)

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A50: Hàng phím cơ sở chứa những phím nào sau đây?

Hàng phím cơ sở chứa những phím A F J K L

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A51: Em hãy ghi ra các chữ cái trên hàng phím cơ sở (theo thứ tự từ trái sang phải). Dựa vào dấu hiệu nào để em nhận biết đó là hàng phím cơ sở?

Các chữ cái trên hàng phím cơ sở (theo thứ tự từ trái sang phải): A S D F G H J K L

Hàng phím cơ sở chứa hai phím có gờ là F và J.

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A52: Hai phím trên bàn phím nào sau đây là hai phím có gờ?

1) A và F 2) F và J 3) A và J 4) J và Z

Hàng phím cơ sở chứa hai phím có gờ là F và J.

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A53: Hàng phím nào sau đây có chứa hai phím D và K?

1) Hàng phím số. 2) Hàng phím trên.

3) Hàng phím cơ sở. 4) Hàng phím dưới.

Hàng phím cơ sở chứa các phím A S D F G H J K L

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A54: Em hãy nối tên các hàng phím tương ứng có trong hàng phím.

1) - c), 2) - d), 3) - a), 4) - e), 5) - b)

Vở bài tập Tin học lớp 3 trang 23 Câu A55: Các phát biểu sau đây là Đúng hay Sai. Em hãy ghi Đ nếu Đúng, ghi S nếu Sai vào ô trống tương ứng.

Để gõ từ “FLAG”, em chỉ cần dùng các phím ở hàng phím cơ sở.

Để gõ từ “TINHOC”, em chỉ cần dùng các phím ở hàng phím cơ sở.

Để gõ từ “NGOINHA”, em cần dùng các phím ở cả ba hàng phím: trên, dưới, cơ sở.

Để gõ từ “FLAG”, em chỉ cần dùng các phím ở hàng phím cơ sở.

Để gõ từ “TINHOC”, em chỉ cần dùng các phím ở hàng phím cơ sở.

Để gõ từ “NGOINHA”, em cần dùng các phím ở cả ba hàng phím: trên, dưới, cơ sở.

Tham khảo lời giải SGK Tin học lớp 3 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tin học lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tin học lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Tin học lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác

Sở GD-ĐT TP HCM vừa có văn bản hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị năm học mới đối với cấp tiểu học.

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, từ ngày tựu trường cho đến ngày khai giảng (5-9), hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đầu năm học, nắm tình hình học sinh đầu năm

Thực hiện chương trình tuần 1 bắt đầu từ ngày 9-9 đến ngày 13-9, sau đó lần lượt thực hiện các tuần theo quy định. Bắt đầu học kỳ II từ tuần 19 (ngày 13-1-2025). Các đơn vị chủ động sắp xếp chương trình, kế hoạch dạy học và thời khoá biểu đảm bảo cho chương trình tích hợp được thực hiện vào tuần 1 và các tuần kế tiếp theo kế hoạch thời gian năm học của nhà trường.

Tổ chức thực hiện các hoạt động về giáo dục STEM theo hướng dẫn về tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Tổ chức cho giáo viên dạy nội dung bài học STEM đã được Bộ GD-ĐT xây dựng tài liệu tập huấn; sử dụng tài liệu, học liệu, xuất bản phẩm đã được thẩm định, phê duyệt, đánh giá.

Giờ vào học tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7 giờ 30 trở đi và không trễ hơn 7 giờ 45 phút đối với học sinh tiểu học, học 2 buổi/ngày

Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số theo hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cấp tiểu học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường; bảo đảm mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan; thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, giáo dục STEM; không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên.

Rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ để đảm bảo các điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, bảo đảm tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học ngoại ngữ 1, tin học ít nhất phải thực hiện được nội dung theo Chương trình GDPT 2018.

Đảm bảo 100% các trường đủ máy tính cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 và các khối lớp khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết quy định về thời gian học tập của học sinh tiểu học, như sau: Hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khoá biểu linh hoạt, phù hợp, mỗi ngày thực hiện tối thiểu 7 tiết, khuyến khích thực hiện sáng 4 tiết, chiều 3 tiết.

Bên cạnh 7 tiết trong chương trình giáo dục phổ thông mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng chương trình nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và năng lực của học sinh và thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ sau giờ chính khoá cho học sinh cho đến khi học sinh được đón về. Các kế hoạch này phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành.

Nhà trường cần bảo đảm khung thời gian mỗi ngày như sau: Đối với các lớp học hai buổi/ngày: Giờ vào học tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7 giờ 30 trở đi và không trễ hơn 7 giờ 45 phút.

Giờ vào học tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 13 giờ 30 phút.

Về quy định tập vở của học sinh, các khối thống nhất sử dụng 3 loại vở ô li như sau:

Vở toán: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn toán và làm bài tập luyện tập toán.

Vở tiếng Việt: Dùng ghi chép các kiến thức liên quan đến môn tiếng Việt.

Vở bài học: Dùng ghi các môn còn lại.

Riêng lớp 1 không bắt buộc phải có vở bài học, khuyến khích học sinh lớp 1 sử dụng vở bài học từ giữa học kỳ II của năm học.

Lưu ý, học sinh có thể viết phiếu đọc sách hoặc nhật ký đọc sách vào vở tiếng Việt. Đối với lớp 4 và lớp 5, khuyến khích học sinh nghe – ghi một số nội dung quan trọng trong bài giảng của giáo viên vào vở tiếng Việt. Trong trường hợp học sinh đã ghi chép và làm bài tập trên những loại vở khác thì không bắt buộc có thêm vở ô li và ngược lại.

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm các chương trình có liên kết

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cũng lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng chương trình nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh như dạy tiếng Anh tăng cường, dạy tiếng Anh qua toán và khoa học, tổ chức giáo dục kỹ năng sống, giáo dục STEM, giáo dục kỹ năng công dân số, hoạt động các câu lạc bộ, các trường phải linh hoạt trong công tác xếp thời khoá biểu đáp ứng nguyện vọng học tập và rèn luyện của học sinh sau khi thỏa thuận với cha mẹ học sinh…

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ năng lực; thời hạn giấy phép hoạt động; tính hợp pháp của chương trình đã được thẩm định, phê duyệt, đánh giá (kỹ năng sống, STEM, kỹ năng công dân số, dạy học ngoại ngữ, tin học…); nhân sự có tên trong danh sách được phê duyệt xin cấp phép; cơ sở vật chất… của các đơn vị liên kết. Chương trình nhà trường phải được Phòng GD-ĐT phê duyệt trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường tiểu học.

4 năm về trước, vào thời điểm trước khi đi du học, tôi có viết một chuỗi 3 bài viết trên blog cũ có tên là Học tiếng Anh cho người “lỡ cỡ”. Mặc dù bài viết khi đó mới chỉ được chia sẻ ở phạm vi hẹp, tôi đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ bạn đọc — nhiều người tới nay vẫn còn nhắc đến chuỗi bài viết này. Qua 4 năm, thế giới đã có nhiều điều khác biệt, cách mọi người học tiếng Anh và nhìn nhận về ngôn ngữ này đã khác, bản thân tôi cũng có nhiều phương pháp mới để rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh của mình. Vì vậy, tôi quyết định biên tập lại chuỗi bài viết cũ và tiếp tục đăng trên blog mới này để bạn đọc tham khảo quá trình và phương pháp học tiếng Anh của tôi — một phương pháp học cho người “lỡ cỡ”.

Thế nào là người “lỡ cỡ”? Người “lỡ cỡ” là dạng lửng lơ ở giữa, không quá kém nhưng cũng chưa đủ giỏi, biết tiếng Anh đã lâu nhưng thường thiếu hụt một kỹ năng nào đấy (ví dụ, ngữ pháp tốt nhưng văn diễn đạt kém, đọc được nhưng nói kém, nghe được cô giáo/bạn bè người Việt nói tiếng Anh nhưng không nghe được người bản ngữ…)

Chân thành mà nói, tôi không phải là người quá giỏi tiếng Anh, nhưng tôi có thể khẳng định rằng mình là người có tiến bộ rõ rệt với ngoại ngữ này. Khi mới vào học Đại học ở Việt Nam, đến mấy câu đơn giản như “Hello, my name is Chi” tôi còn ngọng nghịu, thậm chí có học kỳ còn bị điểm 0 môn Phát Âm, cho đến nay tôi đã hoàn toàn hoà nhập với môi trường sử dụng tiếng Anh với người bản ngữ, không chỉ nghe, nói, đọc, viết tốt bằng tiếng Anh, tôi còn tư duy bằng tiếng Anh, thậm chí ngủ mơ cũng nói tiếng Anh. Rất nhiều người nghĩ rằng tôi học tốt tiếng Anh là vì được gia đình đầu tư đi học sớm, có chồng là người Mỹ, hay được đi học ở nước ngoài nhưng những điều này đều không hoàn toàn đúng. Tiếng Anh của tôi phần lớn là tự học, gia đình tôi cũng không có điều kiện cho tôi đi học trung tâm Anh ngữ từ bé, và tôi cũng phải đạt được một trình độ nhất định để đi du học, chứ không thể đợi đến lúc sang tới nơi mới bắt đầu học tiếng Anh. Vì đã trải qua nhiều khó khăn để tự học, tôi rất hiểu nỗi khổ của các bạn học tiếng Anh phổ thông bao năm toàn ngữ pháp, dẫn đến “câm, điếc” khi giao tiếp với người nước ngoài, hay không có điều kiện học trung tâm hay đi du học để luyện tập nói tiếng Anh. Bài viết dưới đây là một số phương pháp tôi áp dụng để cải thiện trình độ tiếng Anh “lỡ cỡ” của mình.