Thầy ơi, em tự học tiếng Anh được một thời gian rồi. Kết quả là em nghe Youtube ở nhà đều có thể hiểu người ta nói gì, em đọc sách thấy cũng dễ dàng hơn trước. Thế nhưng khi muốn nói câu gì đó hoặc viết một post Facebook ngắn ngắn mà cũng bị bí, không biết diễn đạt hay triển khai thế nào. Em học có sai cách không thầy?

Receptive Skills và Productive Skills.

Receptive skills là những gì em tiếp nhận được từ bên ngoài, thông qua Nghe và Đọc.

Productive skills là những gì em “sản xuất” được và phản ánh ra ngoài thông qua Nói và Viết.

Cách truyền thống mà em học tiếng Anh từ thời phổ thông, đa phần, đều tập trung vào receptive skills. Em học bằng cách đọc nghe tài liệu tiếng Anh và cố gắng hiểu nội dung nó. Điều này giúp em gia tăng vốn từ vựng, và kỹ năng nghe đọc. Đó là lý do em có thể xem Youtube, xem phim và đọc sách dễ dàng.

Thế nhưng tiếng Anh còn cần có productive skills: đòi hỏi em phải truy xuất ra những kiến thức đã học để phục vụ giao tiếp, trao đổi thông tin. Điều này hoàn toàn thiếu hụt trong suốt 10 năm học tiếng Anh của em. Dẫn đến hạn chế khả năng nói và viết.

Nhớ lại xem, có bao giờ em thử đặt câu tiếng Anh để diễn đạt điều em muốn nói chưa? Hầu như rất hiếm hoi phải không. Thiếu hụt sự luyện tập này dẫn đến sự lệch pha trong level giữa 2 nhóm ấy.

Em cần thay đổi và phân bố thời lượng học hợp lý hơn.

Chia sẻ với em một cách tiếp cận mới mà thầy và Simple English đang áp dụng cho học viên, giúp giải quyết được vấn đề trên.

Thay vì từ tiếng Anh sang tiếng Việt, học viên sẽ được đặt câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Khác biệt tưởng chừng nhỏ này nhưng lại vô cùng hiệu quả để giúp học viên có thể hiểu chắc các điểm ngữ pháp, cách dùng các loại danh từ, động từ, tính từ.

Khi học theo chiều Anh-Việt, em đọc/nghe tài liệu tiếng Anh. Rõ ràng em có thể hiểu hết. Thế nhưng em lại không nắm được cách dùng, hoặc đặt câu tương tự.

Ví dụ, thời phổ thông các tiết Anh văn chủ yếu là học công thức ngữ pháp. Học dấu hiệu nhận biết rồi làm bài tập, thi trắc nghiệm.

Em không cần vận dụng toàn bộ kiến thức của mình, mà chỉ cần biết “Ờ câu này có từ “now” thì dùng hiện tại tiếp diễn, Verb thêm “ing”; chỗ này có “yesterday” thì chia quá khứ, thêm V2/ed là đúng…”.

Điền vào chỗ trống hoặc làm trắc nghiệm em chỉ cần biết 1-2 chỗ là làm được. Còn khi nói hoặc viết, rõ ràng yêu cầu em nhiều hơn thế.

Tương phản với nó, khi học theo chiều Việt-Anh, não em sẽ phải chạy liên tục để có thể “sản xuất” ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Em thử đặt câu tiếng Anh với câu này xem: Mặt trời mọc ở hướng đông.

Trong đầu em sẽ nghĩ: Mặt trời là sun, mọc là rise, hướng đông là east. Ghép lại “Sun rise at the east”. Hình như chưa đúng, viết ra mới thấy còn thiếu. Vì mặt trời là danh từ xác định, cần phải thêm “the” → “the sun”. Tiếp động từ số ít nhưng thiếu s → “rises”. Nhưng mà “at the east” hay “in the east” mới đúng ta?

Nó chỉ là một câu ngắn đơn giản và dùng thì hiện tại đơn mà em đã học hơn 10 năm nay. Nhưng sẽ luôn gây bối rối cho những bạn level A1-A2 hoặc ít luyện tập productive skills.

Em thấy đó, tuy kiến thức không có gì mới, thế nhưng cách học truyền thống theo chiều Anh-Việt lại không giúp em có cơ hội để “tốn não”, vận dụng tập nói, tập viết.

Thành ra em không biết được là mình còn thiếu sót chỗ nào, chưa hiểu rõ chỗ nào, hoặc có hiểu rồi thì tốc độ truy xuất ra khi nói hoặc viết còn rất chậm, do thiếu cơ hội thực hành.

Đến với RESTA, em sẽ được tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới. Em được “xài não” để vận dụng các kiến thức đã học. Em được tập phản xạ liên tục để tăng tốc độ “sản xuất”. Và quan trọng hơn là em có thể thực sự nói và viết bằng tiếng Anh để diễn đạy ý tứ. (chứ không phải mỗi lần muốn nói câu gì đều lên nhờ google dịch).

Lợi ích khác của RESTA là về cảm xúc giúp em sẽ bớt ngại ngùng mỗi khi nói tiếng Anh.

Nhờ được thực hành speaking với bạn bè và giáo viên trên lớp trong mỗi buổi học, tiếng Anh dần dần trở nên tự nhiên, dễ dàng hơn bao giờ hết ^^

Một buổi học RESTA ở Simple English sẽ có dạng như vầy: [link]

Trên đây là vài phân tích của thầy về vấn đề thiếu hụt luyện tập các productive skills.

Hy vọng bài viết của thầy có thể giúp em học tiếng Anh hiệu quả hơn, để có thể sử dụng tiếng Anh trong thực tế nhé.

Payment is being processed by . Please wait while the order is being comfirmed.

Mang triết lý của những người gieo hạt, người Vingroup biết tạm quên đi những thành công để bước tiếp; biết gác lại niềm vui của một mùa vàng bội thu để lại “cuốc bẫm, cày sâu”, chuẩn bị cho những mùa vụ mới. Bằng cách ấy, họ giữ mãi nhiệt huyết của tinh thần khởi nghiệp!

1. Cho đến tận quý đầu của năm 2016, khi thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đã thực sự hồi phục và trở nên sôi động ở nhiều phân khúc và địa bàn thì dường như các dự án dọc trục đại lộ Thăng Long vẫn im lìm “đắp chiếu”, đông người bán, ít người mua, dù giá hàng rất chi “lấy công làm lãi”. Vậy nhưng, chỉ với một động thái công bố phát triển Vinhomes Thăng Long của Vingroup, lập tức, cả trục đường như có một sinh khí mới. Rất nhiều các dự án “láng giềng” cũng được hồi sinh và lên giá.

Câu chuyện trên chẳng phải điển hình! Gần như ở mọi phân khúc, lĩnh vực và địa bàn mà Vingroup góp mặt, dù có là người đến sau, họ vẫn trở thành người “đánh thức” và dẫn dắt thị trường.

Vingroup không phải là nhà đầu tư BĐS đầu tiên ở Hà Nội, Sài Gòn, nhưng chỉ khi họ thực sự tham gia với hàng chục dự án đô thị lớn mang thương hiệu Vinhomes thì thị trường địa ốc ở 2 thành phố hàng đầu đất nước này mới thực sự trở nên chuyên nghiệp. Hàng loạt các thành phố, thị xã “tỉnh lẻ” cũng tạo được sức bật mới với sự tham gia đầu tư về du lịch, khu đô thị, siêu thị của Vingroup.

Sự sang trang và chuyển mình mạnh mẽ của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa hay Phú Quốc... đều có dấu ấn đậm nét của thương hiệu Vinpearl.

Thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam đã có từ lâu nhưng vẫn ì ạch trong việc tìm đường phát triển. Chỉ đến khi những chuỗi TTTM Vincom Center, Vincom Mega Mall, các thương hiệu bán lẻ Vinmart, Vinmart+, Vinpro hay dịch vụ TMĐT Adayroi... xuất hiện thì người ta mới tìm thấy một đối trọng Việt Nam cho cuộc chiến cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài trên sân nhà.

Câu chuyện về nông nghiệp sạch cũng đã được bàn từ lâu và cũng có nhiều “đại gia” nhìn thấy tiềm năng ở đó. Nhưng khi VinEco ra mắt, lập tức nó trở thành trào lưu được quan tâm thúc đẩy.

Với giáo dục và y tế, các chuyên gia đã bàn lên bàn xuống về việc phải hình thành một khái niệm thị trường và xã hội hóa đúng nghĩa thay vì đặt trọn gánh nặng trách nhiệm lên vai Nhà nước. Và Vingroup đã làm sáng tỏ thêm điều này bằng hành động thiết thực khi phát triển Vinschool và Vinmec.

Dẫn chứng dài dòng như vậy, để thấy giá trị, bản lĩnh và sức lan tỏa của một thương hiệu dẫn đầu.

2. Cho đến hôm nay, Vingroup đã có 23 năm xây dựng và phát triển. Từ một doanh nghiệp nhỏ mang tên Technocom ở xứ người, giờ đây, Vingroup đã thành một tập đoàn đa ngành, một thương hiệu quốc gia đúng nghĩa. Nếu như đầu những năm 2000 khi trở về Việt Nam, tổng tài sản của Vingroup cũng chỉ ngàn tỷ với dăm ba dự án (dù lúc đó đã được coi là “khủng”) thì giờ đây, tổng tài sản của tập đoàn đã lên tới gần 6 tỷ đô la với số lượng “dự án triệu đô” tính sơ sơ cũng đã cả trăm. Còn nếu định giá thì giá trị Vingroup chắc chắn sẽ còn cao hơn rất nhiều, bởi chỉ tính riêng giá trị thương hiệu của Vinhomes đã lên đến hơn 300 triệu đô la Mỹ.

Chủ tịch Vingroup là người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes.

Nói về thành công của một doanh nghiệp, không thể không nói đến bản lĩnh và trí tuệ của người đứng đầu. Ở Vingroup thì điều này càng rõ. “Dấu ấn Phạm Nhật Vượng” hiển hiện ở mọi mốc son của Tập đoàn này. Ông thực sự là một thuyền trưởng tài ba được mọi nhân viên và xã hội tôn trọng ở cả tâm và tầm.

Có một câu chuyện doanh thương kinh điển: Công ty kinh doanh giày nọ cử 2 nhân viên sang một nước ở châu Phi để tìm thị trường mới. Một thời gian sau, Công ty nhận được hai báo cáo. Một bức ghi “Ở đây không thể bán được giày vì chưa thấy ai đi giày”, bức kia ghi “Ở đây có thể bán được rất nhiều giày vì chưa thấy ai đi giày”.

Với ông Vượng, bức điện thứ hai đã đúng. Ông là người đã nhìn ra tiềm năng của thị trường thực phẩm ăn nhanh ở Ucraina thời hậu Xô Viết, còn đầy rẫy khó khăn, nghèo nàn. Từ cơ hội ấy, với vỏn vẹn 10 nghìn USD vay mượn, ông  đã đưa “những gói mì kỳ diệu” MIVINA đến với người dân xứ Biển Đen như một cứu cánh. Để chỉ trong 3 năm, Technocom của ông đã thành “vua thực phẩm ăn nhanh” và Mivina thì trở thành tên gọi chung cho mì ăn liền, giống như ở Sài Gòn, mọi thứ xe máy đều gọi là “xe Honda”.

Vậy nhưng, phải nói thật, không mình ông Vượng nhận ra “miếng bánh” này, rất nhiều người Việt khi đó cũng mở xưởng, mở công ty làm mì, nhưng với 85% thị phần trong tay, tài năng của ông đã khiến rất nhiều người “tâm phục khẩu phục”… xách va li về nước.

Câu chuyện tương tự vào đầu những năm 2000, khi thị trường BĐS và Du lịch Việt Nam mới bắt đầu chuyển mình và nền kinh tế thì giống như một gã trai 17. Cơ hội dành cho mọi người. Cả nước như một đại công trường. Trong khi nhiều doanh nghiệp lao vào “gặt hái”, xây lấy được, bán lấy được thì ông chỉ đạo các cộng sự của mình làm tốt, ăn chắc, lấy chữ tín làm đầu để tạo dựng thương hiệu đẳng cấp. “Đường dài mới biết ngựa hay”, khi BĐS hụt hơi, hàng ngàn dự án đắp chiếu, kéo theo là nhiều “đại gia” vênh vang một thời giờ nằm co chờ ngày phá sản, thì hàng chục “siêu dự án” được “made by Vingroup” vẫn không chậm tiến độ một ngày, vẫn tấp nập người mua, các công trường vẫn ầm vang tiếng máy và Vingroup thì ngày càng phát đạt, toan tính chuyện xa hơn.

Để có được và chỉ huy được một “chiến hạm” như Vingroup với hàng trăm dự án “khủng” về nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư gần bằng 10% GDP một năm của cả nước, với nhân sự lên đến hơn ba chục ngàn người…, nếu chỉ dựa vào “may mắn” thì có lẽ là không phải?!

Không “dài dòng văn tự”, Hệ giá trị cốt lõi của Tập đoàn Vingroup nơi ông Phạm Nhật Vượng đứng đầu chỉ vỏn vẹn 6 chữ: Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân. Ở đây không nói về cái tài, cái lạ từ góc nhìn thương hiệu mà có thể thấy đấy là sự khái quát tuyệt vời về một đẳng thức của thành công. Chả cần Vingroup, chả cần ông Vượng, ai theo đuổi được cái “kim chỉ nam” này thì ắt sẽ thành công. Vấn đề là ai làm nổi?

Không biết sau này thế nào nhưng đến giờ, ông Vượng và Vingroup đã làm được. Bạn bè và đối tác ca ngợi ông Vượng là người tín nghĩa, đã nói là làm. Vingroup của ông là doanh nghiệp hiếm khi nào sai lời, sai hẹn. Ông Vượng có một câu nói với nhân viên rất hay “Hãy là một cá nhân được tôn trọng trong một hệ thống được tôn trọng”, và để làm điều đó, chữ Tín phải đặt lên hàng đầu.

Với chữ Tâm của vị doanh nhân này thì đã nhiều người biết, dù chẳng bao giờ ông nói ra. Quỹ Thiện tâm do ông thành lập và tài trợ, mỗi năm chi hàng trăm tỷ đồng cho từ thiện nhưng tuyệt nhiên không bao giờ “khua chiêng gõ mõ”; thậm chí khi kết hợp với các báo, còn đề nghị “mong các anh đừng tuyên truyền”. Chữ Tâm của Vingroup, của ông Vượng còn là tự trọng với những gì mình làm ra và là trách nhiệm với khách hàng, là sự phục vụ từ trái tim.

Với chữ Trí, có lẽ cũng không cần phải nói bởi những thương vụ đầu tư hiệu quả, những sản phẩm dịch vụ tinh hoa mang đẳng cấp 5 sao quốc tế nhưng vẫn đầy tinh thần văn hoá Việt đã nói lên tất cả.

Chữ Tốc là điểm mạnh “vô đối” làm nên thương hiệu “họ nhà Vin”. Người ta không thể tưởng tượng nổi, bằng cách nào mà ông Vượng có thể chỉ huy lực lượng của mình xây quần thể Vinpearl ngoài đảo Hòn Tre khắc nghiệt trong hoàn cảnh “khai hoang mở đất” chỉ trong vòng 18 tháng. Có cây đèn thần nào không mà Khu đô thị Vincom Village, hơn 180 ha, hoàn thành cơ bản để đưa vào sử dụng sau chỉ hơn 7 tháng và Vinpearl Phú Quốc hoành tráng cũng chỉ hoàn thành sau ngót nghét một năm.

Chữ Tinh thì khỏi phải bàn. “Lò lửa” Vingroup “luyện” nhân sự “khủng khiếp” đến mức người ta đồn rằng, đã làm ở đây ra, đến làm việc nơi khác, mọi chuyện đều thấy nhẹ nhàng. Trong hoạt động kinh doanh cũng vậy, Vingroup chọn cho mình phân khúc cao cấp ở mọi sản phẩm dịch vụ. Người Vingroup có câu “Con người 5 sao, sản phẩm – dịch vụ 5 sao”.

Phối cảnh tổng thể dự án Vinhomes Central Park.

Còn về chữ Nhân, người Vingroup giải thích: Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động, nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta. Và Vingroup tạo dựng “Nhân hòa” trên cơ sở công bằng, chính trực và rộng lượng; nêu cao tinh thần đồng đội, sức mạnh đoàn kết, tính kỷ luật và lòng trung thành; đồng thời đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.

3. Ngày 8/8 năm nay, Vingroup kỷ niệm 23 năm thành lập. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng chọn khẩu hiệu mới cho Tập đoàn là “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”. Ngẫm kỹ thì thấy đó là câu khẩu hiệu hay, đúng và phù hợp hơn cả cho Vingroup.

Trong một cuốn sách mang tên “Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel”, Saul Singer và Dan Senor có viết một câu rất hay rằng: “Quốc gia khởi nghiệp luôn cần những doanh nghiệp, doanh nhân giữ mãi tinh thần khởi nghiệp”.

Ngẫm về thành công của Vingroup, ta cũng thấy rằng, thành công của họ đến từ khát vọng tiên phong, khát vọng chinh phục và cống hiến.

Mang triết lý của những người gieo hạt, người Vingroup biết tạm quên đi những thành công để bước tiếp; biết gác lại niềm vui của một mùa vàng bội thu để lại “cuốc bẫm, cày sâu”, chuẩn bị cho những mùa vụ mới. Bằng cách ấy, họ giữ mãi nhiệt huyết của tinh thần khởi nghiệp!

Theo Theo Bất động sản Việt Nam