Có nên du học Nhật Bản hay không vẫn đang là nỗi băn khoăn của một bộ phận du học sinh. Cùng với sự phát triển vượt trội về kinh tế cũng như văn hoá rất đặc trưng Á Đông, Nhật Bản ngày càng chứng tỏ mình là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, là điểm đến thu hút của nhiều du học sinh quốc tế. Hãy cùng Echigo khám phá xem vì sao nên chọn du học Nhật Bản thay vì một đất nước khác nhé!

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Chi phí du học Nhật Bản là mối quan tâm hàng đầu của các du học sinh. Du học sinh thường xuyên phải đối mặt với mức học phí và chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Hiện nay, tại Nhật Bản có chương trình du học Nhật vừa học vừa làm, du học sinh được phép làm thêm trong giới hạn thời gian là 28 giờ/tuần.

Cơ hội trải nghiệm một đất nước văn minh, phát triển

Du học Nhật Bản mang đến cho bạn cơ hội được sinh sống tại một đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới. Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hoá đa dạng, độc đáo, con người hiền hoà, thân thiện, khí hậu ôn hoà và cơ sở hạ tầng phát triển. Đến với Nhật Bản, bạn sẽ được trải nghiệm một môi trường sống hiện đại pha lẫn truyền thống, rất đặc trưng của nơi đây.

Không chỉ vậy, Nhật Bản còn là một quốc gia an toàn và kỷ luật với tỷ lệ phạm pháp thấp nhất thế giới, các phương tiện công cộng đa dạng và phủ sóng rộng khắp nên thuận tiện cho việc di chuyển, cửa hàng tiện ích hoạt động xuyên suốt 24/7,… Những điểm này giúp cho cuộc sống của du học sinh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi đến du học Nhật Bản so với một số quốc gia khác. Trải nghiệm và trưởng thành chính là điều tuyệt vời mà Nhật Bản mang lại cho bất kỳ du học sinh nào đến đây.

Mục đích du học Nhật Bản để có được cơ hội làm việc hấp dẫn trong tương lai

Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ già hóa dân số cao khiến cho nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng. Năm 2020, số người Nhật trên 64 tuổi chiếm đến 23%. Trước tính hình đó, chính phủ Nhật cũng đang có rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lao động nước ngoài. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, nhân lực cũng vì thế mà gia tăng. Chính vì vậy cơ hội việc làm dành cho du học sinh theo học tại Nhật Bản là rất lớn với công việc tốt và thu nhập vô cùng hấp dẫn.

Cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản

Đối với diện thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản có thể làm việc và kiếm tiền ngay khi bước chân sang Nhật. Tuy nhiên thời hạn visa của thực tập sinh chỉ kéo dài từ 1 - 3 năm. Sau khi trở về nước nếu trình độ cũng không tăng lên, cơ hội xin việc tại Việt Nam sẽ khó khăn. Trong khi đó, du học sinh sau khi học tập và làm việc tại Nhật Bản sẽ được trang bị vốn kiến thức về tiếng, chuyên ngành lại dễ dàng xin việc làm ở các công ty Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.

Vậy có nên đi du học Nhật Bản hay không? Chắc chắn là nên nếu bạn muốn thành thạo tiếng Nhật, nâng cao vốn hiểu biết của mình và có được cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.

Môi trường trau dồi tiếng Nhật hiệu quả

Học tập tại Nhật Bản bạn sẽ có cơ hội trau dồi tiếng Nhật hiệu quả. Giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường tiếng Nhật, khả năng tiếng Nhật của bạn sẽ được nâng cao rất nhiều.

Do đó, sau khi ra trường, bạn có cơ hội được ở lại Nhật làm việc hoặc về Việt Nam làm việc trong các tập đoàn Nhật Bản.

Chi nhánh HCM: Số 43 đường Tiền Lân 14, Bà Điểm, Hooc Môn, TP HCM

Với những người từng học tiếng Nhật sẽ đều biết rằng trong tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana, và Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm được cho là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật mà hầu hết bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana là bộ chữ cứng phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Và cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán. Chính vì trong tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ như vậy nên rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật vô cùng dễ nản, đặc biệt là khi tất cả là dạng chữ tượng hình – khác hẳn với bộ chữ cái Romaji mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì 2 bộ chữ Hiragana và Katakana không khó nhằn như bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự chăm chỉ học 2 bộ chữ này hàng ngày thì cùng lắm chỉ mất 2 tuần là bạn đã có thể nắm được hết cả 2 rồi. Vấn đề chỉ thực sự nan giải khi bạn bắt đầu học tới chữ Kanji. Tính đến hiện nay thì Kanji có tổng cộng khoảng 3000 chữ, trong đó có tầm 1500 – 1900 chữ thông dụng. Mỗi chữ gần như được viết theo 1 cách khác nhau vì vậy việc nhớ được 1 lượng lớn chữ Kanji khá là khó khăn. Chính vì vậy Kanji có thể được coi là 1 trong những yếu tố tạo nên “độ khó” của tiếng Nhật.

Mặc dù bộ chữ của tiếng Nhật, đặc biệt là Kanji, khá nhiều và cũng khá khó nhớ, cách phát âm các từ và các chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản. Trong tiếng Nhật luôn chỉ có 5 nguyên âm: a – i – u – e – o, lần lượt đọc là a – i – ư – ê – ô. Các phụ âm còn lại được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s – .v.v. vào trước các nguyên âm và đọc tương tự (ví dụ như ka – ki – kư – kê – kô/ sa – shi – sư – sê – sô). Khi đọc 1 từ, giả dụ từ sekai (thế giới), từ này được ghép từ 3 chữ se – ka – i và chúng ta chỉ cần đọc ghép các chữ lại và ta có (se – kai). Chính vì vậy, việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng, điều còn lại chỉ là nhớ mặt chữ và ý nghĩa của nó thôi. Như vậy nếu nói rằng phát âm tiếng Nhật khó thì hoàn toàn sai lầm, nếu nói đến vấn đề nói tiếng Nhật thì vấn đề lại nằm ở cách nói của người Nhật thường khá là nhanh và nhiều khi chúng ta không bắt được những gì họ nói.

Khi bắt đầu đi vào học ngữ pháp tiếng Nhật, chúng ta sẽ thấy có 1 điểm khác biệt rất lớn so với ngữ pháp tiếng Anh. Nếu như trong ngữ pháp tiếng Anh họ theo quy tắc Chủ ngữ – Động từ – Vị ngữ (Subject – Verb – Object), thì trong ngữ pháp tiếng Nhật họ lại theo 1 quy tắc khác: Chủ ngữ – Vị ngữ – Động từ (Subject – Object – Verb). Như vậy lấy ví dụ 1 câu tiếng Anh “I eat rice” thì sang tiếng Nhật chúng ta sẽ có “I rice eat” và chuyển sang tiếng Nhật sẽ là “watashiwa gohan wo tabemasu” (わたしはごはんをたべます, chuyển sang kanji sẽ là 私はご飯を食べます). Điều này về thực chất không hề gây khó khăn cho người mới học tiếng Nhật, có chăng cũng chỉ là do chúng ta quen theo ngữ pháp tiếng Việt hay tiếng Anh nên khi chuyển sang cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật sẽ có hơi bỡ ngỡ. Tuy nhiên đó là mẫu ngữ pháp cơ bản, ngoài ra trong tiếng Nhật có rất nhiều các loại mẫu ngữ pháp khác nhau và nếu người học không thường xuyên ôn lại hay sử dụng chúng thì khả năng cao là sẽ quên hoặc nhầm lẫn giữa các mấu ngữ pháp.

Người ta vẫn thường quan niệm rằng để học 1 thứ ngôn ngữ mới, 1 trong những điều quan trọng đó là bạn cần phải luyện tập nó thường xuyên thì bạn mới có thể giỏi hơn được. Tuy nhiên để có thể luyện tập thường xuyên thì bạn cần phải có môi trường luyện tập, điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta tiếp cận nhiều với tiếng Anh là chính và khả năng bạn có thể bắt gặp với người Nhật là khá thấp. Xét trên phương diện môi trường học tập, hầu hết bạn chỉ có môi trường học tiếng Nhật ở các trường đại học, hoặc là các trung tâm dạy tiếng Nhật hiện nay. Tuy nhiên việc học ở trường hay trung tâm dường như là không đủ, thời lượng chúng ta học trên trường và trung tâm chỉ có giới hạn và khi về đến nhà chúng ta vẫn dùng tiếng Việt là chính (trừ phi trong gia đình có người học tiếng Nhật).

Trên đây là 1 số yếu tố tạo nên sự khó khăn trong học tiếng Nhật. Nhìn chung phải công nhận rằng học tiếng Nhật khá là khó, tuy nhiên nó không khó đến mức mà không thể học nổi hay chỉ có những người giỏi mới học được. Nó đơn thuần là 1 ngôn ngữ của sự kiên trì và chăm chỉ, chỉ cần có sự kiên trì và chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ thành công trên con đường học tiếng Nhật của mình.

Chúc mọi người có nhiều niềm vui và gặp được nhiều điều thú vị khi học tiếng Nhật.