%PDF-1.4 %Óëéá 1 0 obj <> endobj 3 0 obj <> endobj 7 0 obj <> endobj 8 0 obj <> stream xœí\K�Ü6¾÷¯ÐyÓ¬"‹À00Ý3�Ó²`ÏA^À"’lØŸ¿E©%Rê¦H¶äiØ1lØ$Uo~U,5t’ÿ¼þÇiì~øtøã ,õ£ãÿ<]øó�oºá—?9¼ÿFu¿üû>·^w ¨º?:ü|øv±a<ÿØä7ÞQöxÇá—¸ãñõðþ¬;äÉýO÷úóF*Aia�E«: Ð�Öн†íÞ¡â�”ÄîõÇîƒé>v¯ÿ:€H=¯ïÇõ‰úñ—ד, ¬­?H’í7tÂ1eÊÓø$©�Z8Ô^‘�Ÿœªh@��6eôÓð(%Â4¤å“¬Ð’¼‘0‰á¬†$¼7ŠÄ%ºŽ8c…”M™¸—œl�.Ð3•‹�‚:Ú³í|Ø¥´¡ò7­¤Êœ Žã…7à*XzªÛÐñ†¤e™%47Y’Ư³tËŽ�U´ibçÐFÙ²©Ø‚Ë\òÅŸ„S @GC&7Rb¡€!ú JáQ`zmQŠ-�3}ûçߺ߲!,YZÃÀÝ’ k‚"ÞÛ£·2|Þø9J(5ZŸM9È�¤¼ÐÊIíßœ¤@”“!¬c¬gS–%¥ëˆ›$zÈÖѤ“qñÝ­0¡™.¯Ù÷îg‚åÇBðLV™ý47àðcÙF$u QðTp¦3¬Ù[ŽÕB’²à3–¨^­¿›äÃ^ZVj…À&µex`&}èççÛúˆ§ýR);D–¹­5ŒÊú°«£æ­Or–8j÷ŠsÀ~œ­Î)%Õägò|Îl¥Í±FX;Ä<Њ5Xí�ñ”˸ƒeö5Éš‡£öýw¿ÿÛ‡ïŸ~øë?ßÿúúÓÿê>œ_ÎçpK…ìÞ?vÇçÓ•`õi�ßËßOE²”5þù’Õí©@ëË“T&Z¯”­Oj"–OÇ~�niT}“epÚV¥õ8¡�µêœÃF¹v w²¢€£œ‰â†y¿

Đáp án đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Cánh Diều - đề 3

- Nên có thái độ với những người quan chuyên đi đối xử tồi tệ với dân.

- Chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử.

Tác giả phê phán kiểu người trong xã hội bấy giờ:

- Một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình

- Thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Tình yêu thương trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

+ Nêu vấn đề: Tình yêu thương trong cuộc sống.

+ Nêu quan niệm về tình yêu thương?

– Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

+ Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong đời sống ( HS nêu được từ 3-4 biểu hiện GV cho điểm tối đa)

- Trong gia đình ông bà cha mẹ anh chị em yêu thương đùm bọc nhau.

- Cha mẹ hi sinh, chấp nhận những khó khăn gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con.

- Con cái biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và yêu thương anh chị em.

- Ngoài xã hội: Tình yêu thương được biểu hiện ở hành động nhường chỗ trên xe bus cho cụ già, chia sẻ phần ăn sáng của mình cho em bé đang đói bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chia sẻ với họ cả vật chất lẫn tinh thần…

+ Phân tích ý nghĩa của tình yêu thương:

- Tình yêu thương thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

- Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

- Yêu thương còn tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu đối với những người lầm đường lạc lối, mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin để họ sống tốt đẹp hơn.

- Tình yêu thương con người còn là cơ sở để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp khác như lòng biết ơn, dũng cảm, vị tha…Chúng ta cần có tình yêu thương còn bởi nó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN...

- Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã biết yêu thương đùm bọc nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao nhiêu bà mẹ VN nuôi giấu bộ đội như con đẻ của mình, biết bao nhiêu chiến sĩ coi đồng đội của mình như anh em ruột thịt, sẵn sàng đồng cam cộng khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu đồng đội. Và chính có tình yêu thương, đoàn kết đó mà nhân dân ta đã dành lại được độc lập, tự do.

- Ngày nay, nhân dân ta thể hiện tình yêu thương qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau để xoá đói giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu, giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Hay mỗi khi một vùng nào trong cả nước gặp thiên tai hạn hán, lũ lụt thì nhân nhân cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng chung tay giúp đỡ chia sẻ vật chất, động viên tinh thần để họ có thể ổn định cuộc sống.

- Nhiều phong trào nhân đạo được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng như “Trái tim cho em”, “Lục lạc vàng”, “Vì bạn xứng đáng”, “Cặp lá yêu thương”, “Hiến máu nhân đạo”...

Bên cạnh những người sống có tình yêu thương thì trong XH vẫn còn những người sống vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, nhận vào thật nhiều nhưng không muốn cho đi, không quan tâm, giúp đỡ người khác. Hay những người thể hiện tình yêu thương mà thiếu đi sự chân thành… Những người đó cần phải lên án và phê phán.

- Tiếp theo cần có ý thức rèn luyện tình yêu thương ở mọi lúc mọi nơi bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống.

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn.

- Học tập theo những tấm gương có tình yêu thương con người.

- Sống có trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình và những người xung quanh.

- Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện: chăm sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh...

+ Khẳng định vai trò của tình yêu thương.

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 5

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ?

Câu 3: (1.0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên?

Câu 4 (1.0 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng?

Câu 1. (6.0 điểm): Phân tích đoạn trích Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam?

Đoạn văn trên được trích từ văn bản Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng.

Nội dung chính của đoạn trích là: Miêu tả cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi được gặp mẹ.

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” là: mắt, mặt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.

- Đoạn văn trên tác giả sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, miêu tả và biểu cảm

- Tác dụng: góp phần làm cho đoạn văn trở nên sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc đối với người đọc.

Từ lâu, bạn đọc vẫn luôn biết đến nhà văn Thạch Lam với những tác phẩm lãng mạn độc đáo như một bài thơ trữ tình mang giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con người và cảnh vật. Các tác phẩm của ông dù trải qua bao thăng trầm khắc nghiệt vẫn vẹn nguyên giá trị và được đông đảo bạn đọc yêu thích, tìm kiếm. Trong đó, phải kể đến truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa – một tác phẩm mang đậm dấu ấn của Thạch Lam.

Mở đầu câu chuyện, Thạch Lam miêu tả khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Sau một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc, thời tiết chuyển lạnh. Nhân vật chính – Sơn thức dậy, thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị Lan đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Bằng tất cả giác quan, khung cảnh mùa đông được vẻ lên thật tinh tế qua những hình ảnh đặc trưng: “gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo”; “bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”; những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”.

Trong tiết trời đông giá rét đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn hiện lên thật ấm cúng. Mọi người đã dậy từ sáng sớm. Mẹ Sơn và chị Lan đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Thấy Sơn, mẹ Sơn liền bảo Lan bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Còn người vú già “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Nghe vậy, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.

Sơn mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Sơn rủ chị Lan ra chợ chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hình ảnh những đứa trẻ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Đặc biệt nhất là hình ảnh của cô bé Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”.

Thế nhưng, giữa cái lạnh tê tái đấy, một hành động ấm áp, chứa đựng tình người đã xảy ra, Sơn tặng áo ấm cho Hiên. Trong giây phút ấy, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, rồi cậu lại nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Hai chị em bàn nhau về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Đó không đơn giản chỉ là một chiếc áo, nó ẩn chứa trong đấy là tình người, là sự cảm thông, san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương.

Phần cuối truyện trở nên hấp dẫn hơn khi Sơn và Lan về nhà nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo sợ nên sang tìm Hiên để đòi lại chiếc áo nhưng không thấy cô bé đâu. Đến khi về nhà đã thấy mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, cũng đã cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Điều đó thể hiện được tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương thật đáng trân trọng và khâm phục. Có lẽ, Sơn và Lan có được tấm lòng nhân hậu đó từ người mẹ của mình.

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, ngôn ngữ bình dị, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa người với người. Gió lạnh đầu mùa đã ghi dấu trong lòng bạn đọc bởi tính nhân văn, sâu sắc của chính nó.