Hộ Chiếu Không Có Nơi Sinh Có Đi Nước Ngoài Được Không
Hành khách là người Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
Đối với người dưới 14 tuổi
Người chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy khai sinh; Trường hợp trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh; - Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
Đi máy bay trong nước cần mang theo giấy tờ gì?
Phụ lục XIV Thông tư 13/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về các loại giấy tờ làm thủ tục lên máy bay như sau:
Không có hộ chiếu đi máy bay được không?
Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân (theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam).
Đối với các chuyến bay có phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam, người dân bắt buộc phải có hộ chiếu để làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Đối với các chuyến bay trong nước, hộ chiếu không phải giấy tờ bắt buộc. Người không có hộ chiếu có thể sử dụng các giấy tờ khác như Căn cước công dân, giấy phép lái xe...
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em từ đủ 14 - 16 tuổi
Với đối tượng này, thủ tục cấp hộ chiếu được thực hiện như khi cấp hộ chiếu cho người lớn. Và thủ tục cấp hộ chiếu cũng thực hiện theo quy định của Thông tư 29/2016/TT-BCA như sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn giá trị.
- Đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.
- Chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Trong đó, hình thức nộp đa dạng hơn: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp online.
Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).
Lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Trẻ em đi nước ngoài có cần xin hộ chiếu không? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi
- Tờ khai hộ chiếu có dán ảnh cỡ 4x6; cha mẹ khai thay và ký thay, có xác nhận và đóng dấu giáp lai vào ảnh của công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú.
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa được cấp giấy khai sinh). Những giấy tờ này là bản sao chứng thực. Nếu không có chứng thực thì có thể nộp bản sao mà xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ - người đi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ.
(căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA)
Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.
Lưu ý: Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em không thực hiện online cũng như không nộp hồ sơ qua bưu chính mà chỉ có trường hợp được nộp trực tiếp.
(căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA)
Thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).
Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp.
Phải có những giấy tờ gì khi trẻ em đi nước ngoài?
Căn cứ phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 84 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT, giấy tờ trẻ em cần có khi đi nước ngoài gồm:
Trẻ em từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nhân thân do công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận gồm các nội dung: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, lý do xác nhận... và có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Trẻ em dưới 14 tuổi nếu không có hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với hộ chiếu cha mẹ
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh) - là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội nếu trẻ em đó được tổ chức này nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
So sánh hộ chiếu gắn chip với hộ chiếu không gắn chip
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, cả hai mẫu hộ chiếu đều có giá trị như nhau:
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi, có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hai mẫu hộ chiếu có gắn chip và không gắn chip nhìn qua tương đối giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hẳn so với mẫu hộ chiếu thông thường.
Cụ thể, bên ngoài cuốn hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ có biểu tượng hình con chip mà mẫu hộ chiếu thông thường không có.
Khi mở bên trong ra, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có hình con chip ngay ở phía trên dòng số hộ chiếu.
Nếu lật mặt sau của trang giấy, một bên có thêm khung còn với hộ chiếu bình thường sẽ không có gì.
Một điểm đặc biệt với hộ chiếu gắn chíp là các trang trong hộ chiếu đều được in cảnh đẹp của đất nước như Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khuê Văn Các (Hà Nội), Kinh thành Huế, Tràng An (Ninh Bình) …và nhiều địa danh khác.
Người dân có thể làm hộ chiếu không gắn chip online và nhận kết quả qua đường bưu điện.
Tuy nhiên để làm hộ chiếu gắn chip, người dân cần đến trực tiếp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thủ tục và lấy dấu vân tay.
Ưu điểm của hộ chiếu gắn chip so với hộ chiếu thông thường
Hộ chiếu gắn chip điện tử không chỉ lưu trữ các thông tin được viết trên giấy mà còn lưu trữ được các thông tin sinh trắc học như khuôn mặt, vân tay, mống mắt, nhóm máu…
Do có thể lưu được thông tin một cách chính xác và thống nên việc làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại các nước sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, gần như không mất thời gian kiểm soát xuất, nhập cảnh các nước kiểm soát, xác thực các thông tin trên hộ chiếu.
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử. Phần lớn người có cấp hộ chiếu gắn chíp sẽ được ưu tiên hơn khi xét duyệt cấp visa nhập cảnh.
Mẫu hộ chiếu không gắn chip thông thường có thể bị làm giả. Tuy nhiên với mẫu hộ chiếu gắn chíp điện tử thì việc làm giả là rất khó xảy ra, bởi con chíp điện tử có tính bảo mật thông tin cao, rất khó sao chép thông tin.
Trên đây là thông tin về: Hộ chiếu không gắn chip có đi nước ngoài được không? Nếu có vướng mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.
Đi máy bay ra nước ngoài cần mang theo giấy tờ gì?
Hành khách khi làm thủ tục lên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình một trong các giấy tờ:
- Giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, Căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép sử dụng Căn cước thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau).
Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
Căn cứ Phụ lục XIV Thông tư 13/2019/TT-BGTVT
Trên đây là thông tin về vấn đề: Không có hộ chiếu đi máy bay được không? Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay tới tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được tư vấn.