Mũi Viêm Não Nhật Bản Nhắc Lại
Hiện tại, ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang lưu hành, là Imojev và Jevax. Trong đó:
Số ca mắc viêm não Nhật Bản biến chứng nặng tăng nhanh tại TP.HCM
Trong 2 tuần đầu tháng 4 năm 2018 - tháng vào mùa của bệnh viêm não Nhật Bản - ước tính tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 tại TPHCM đã tiếp nhận và điều trị trung bình 3 - 5 ca mắc bệnh. Đa số các bệnh nhi được chuyển lên từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các ca này được phát hiện khi đã muộn, nhiều bé đã phải chịu nhiều di chứng để lại như là: bại liệt, liệt nửa người, rối loạn phối hợp vận động, động kinh…
Bệnh diễn tiến rất nhanh và để lại nhiều hậu quả sau viêm não Nhật Bản rất nặng nề. Đặc biệt bệnh rất dễ nhầm lần với các bệnh về đường hô hấp hay một số bệnh cũng gây sốt khác, thế nên bệnh nhân rất cần được chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế di chứng sau này. Nhất là hãy tiêm phòng vaccine đầy đủ để chủ động hơn trong việc phòng bệnh.
Phần lớn bệnh nhi tập trung ở độ tuổi dưới 10. Các ca này là do bé không được tiêm phòng, đã tiêm ngừa nhưng không đủ liều, hoặc quên không tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại 3 năm/ lần.
Cơ bản về viêm não Nhật Bản
Để hiểu về vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn không thể không hiểu về bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính được xác định khi hệ thần kinh trung ương của chúng ta nhiễm trùng nghiêm trọng. Sự nhiễm trùng này phát sinh do hoạt động của virus viêm não Nhật Bản (JEV). Được biết, virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, có liên quan đến một bệnh truyền nhiễm cấp tính khác cũng rất nguy hiểm và phổ biến, là sốt xuất huyết. Virus viêm não Nhật Bản chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 56 độ C và 100 độ C, chúng lần lượt bất hoạt sau 30 phút và 2 phút.
Viêm não Nhật Bản phát sinh do virus JEV
Viêm não Nhật Bản có nguồn bệnh tự nhiên chủ yếu là gia súc/gia cầm (điển hình như các loài chim hoang dã, lợn) và có trung gian truyền bệnh là muỗi Culex (muỗi ruộng). Như vậy, chúng ta có thể mắc viêm não Nhật Bản, nếu bị đốt bởi muỗi Culex đã đốt gia súc/gia cầm nhiễm virus viêm não Nhật Bản.
Bởi hệ thần kinh trung ương là “sở chỉ huy” của mọi hoạt động sống, điều trị viêm não Nhật Bản là rất phức tạp. Để nói về sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm cấp tính này, chia sẻ những số liệu sau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cách trực quan nhất:
– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong: Trung bình khoảng 30% (25 – 35%).
– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản phải sống với những di chứng trọn đời: Trung bình khoảng 50%.
Để lại di chứng trọn đời là một chuyện, để lại di chứng trọn đời nặng nề lại là một chuyện khác. Di chứng của viêm não Nhật Bản chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh trung ương, như: Rối loạn tâm thần, động kinh, bại liệt,… Sống với những di chứng này, bệnh nhân viêm não Nhật Bản chỉ còn ít hoặc không còn khả năng lao động và chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Ngoài những di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, viêm não Nhật Bản còn có thể khiến bệnh nhân: Viêm phế quản – viêm phổi, viêm bể thận – viêm bàng quang, rối loạn chuyển hóa,… Mặc dù ít tai hại hơn di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, những di chứng này cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Giải đáp thắc mắc: Vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm bao nhiêu mũi?
Như đã chia sẻ phía trên, số lượng mũi vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu là chuẩn phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn.
Khái niệm vắc xin viêm não Nhật Bản
Trong cuộc chiến chống viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm não Nhật Bản là đồng minh mạnh mẽ nhất của chúng ta. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể tiêu diệt virus viêm não Nhật Bản (JEV). Nhờ vậy, chúng ta có miễn dịch chủ động với viêm não Nhật Bản.
Lưu ý các mũi tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại cho trẻ
Hiện chúng ta đang vào mùa hè, là cao điểm của đợt bùng phát viêm não Nhật Bản, thế nên các bậc phụ huynh hãy lưu ý cho bé đi tiêm phòng đúng lịch. Nếu không, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Để phòng được bệnh thì bé cần tiêm ngừa 3 liều vaccine viêm não Nhật Bản cơ bản. Sau khi đã đủ 3 mũi tiêm này, phụ huynh cũng không được chủ quan mà không tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại cho bé. Mũi tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại này thực hiện sau mỗi 3 - 4 năm/ 1 lần từ sau mũi thứ 3, cho đến khi trẻ được 15 tuổi. Mũi này sẽ giúp khả năng miễn dịch của trẻ được tăng cường, giúp cho khả năng phòng bệnh viêm não Nhật Bản được hiệu quả. Nếu không tiêm mũi viêm não Nhật Bản nhắc lại thì bé sẽ có thêm 1 phần nguy cơ bị mắc viêm não Nhật Bản (dù nguy cơ này không cao).
Chúng ta cũng cần hết sức lưu ý trường hợp bé được tiêm mũi đầu khi đủ 12 tháng tuổi, nhưng sau đó vì một số lý do mà vài tháng sau vẫn chưa được tiêm mũi thứ hai. Vậy lúc đó mũi tiêm đầu còn hiệu lực nữa không? Câu trả lời là không, chúng ta cần phải tiêm lại từ đầu vì khoảng cách thời gian giữa mũi đầu và mũi thứ hai đã quá xa. Ngoài ra, chúng ta nên tổ chức tiêm phòng viêm não Nhật Bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng, vì các kháng thể bảo vệ sẽ được tạo ra sau khi tiêm khoảng 3 tuần.
Mặc dù nguy hiểm, viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể được dự phòng bằng vắc xin. Vậy, vắc xin viêm não nhật bản tiêm bao nhiêu mũi thì chuẩn? Câu trả lời chính xác phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn. Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bạn nhé!