Tết 2024 hay còn gọi là Tết Giáp Thìn là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Ngày Tết là để cùng nhau nhìn lại năm cũ, cùng chúc nhau những lời chúc tốt lành cho năm mới, quây quần, sum họp bên mâm cơm gia đình. Hãy cùng Happybox tìm hiểu chi tiết Tết 2024 vào ngày nào và còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024 nhé!

Tết dương lịch 2024 được nghỉ mấy ngày?

Năm nay, Tết dương lịch 2024 vào ngày 01/01/2024 vào ngày thứ Hai. Do đó cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ được nghỉ 03 ngày liên tiếp, từ thứ Bảy 01/01/2024 đến hết thứ Hai 03/01/2024.

Mọi năm thường thường chỉ được nghỉ 1-2 ngày năm nay lịch nghỉ được kéo dài hơn một ngày, mọi người lại cùng nhau trở về quê đón tết hoặc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ dài hơn.

Tết âm lịch 2024 sẽ rơi vào các ngày:

Tết 2024 – Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2024

Tết dương lịch 2024 vào ngày bao nhiêu?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết dương lịch 2024? Âm lịch 2023 nhuận 2 tháng 2 do đó Tết dương lịch năm nay vào ngày 20/11 âm lịch. Sau đó hơn 1 tháng nữa chúng ta mới đón Tết nguyên đán 2024.

Tết dương lịch hay còn gọi là tết Tây – là ngày lễ quan trọng trong năm của các quốc gia trên thế giới và được diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm. Đánh dấu một năm mới bắt đầu, khép lại năm cũ, khởi đầu của năm mới với mong muốn về nhiều điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Tết 2024 – Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương lịch 2024

Vậy là năm mới 2024 cũng đã sắp đến gần, cùng chúng tôi tính xem còn bao nhiêu ngày nữa là đến tết dương lịch 2024!

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2024?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy bao nhiêu ngày nữa đến tết 2024? Trong những ngày Tết, mọi người sẽ được mặc quần áo mới, các gia đình sum họp bên nhau chúc Tết, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh ngày Tết Tây, nhiều người vẫn dành sự quan tâm còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa Tết Âm lịch 2024, cũng như ngày 30 Tết Giáp Thìn là ngày nào.

TPO - Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết là ngày đầu tiên trong năm mới nếu phạm phải những điều kiêng kị sẽ khiến cả năm xui xẻo, mọi việc không được hanh thông.

Kiêng mai táng: Vào ngày mùng 1, gia đình nào có tang cũng sẽ cất khăn tang 3 ngày để tránh xui xẻo và đón năm mới trọn vẹn niềm vui. Nếu không may có người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ đợi đến sáng mùng 2 mới phát tang và mai táng.

Ngoài ra, nếu gia đình người nào có tang trong vòng 3 năm trở lại thì tuyệt đối không nên xông nhà người khác. Theo tục lệ dân gian, người đầu tiên bước vào nhà ngày mùng 1 sẽ quyết định sự may mắn hoặc xui xẻo của gia đình đó trong một năm. Vì vậy, điều này có thể thu hút những xui xẻo cho gia đình đó.

Kiêng quét nhà: Kiêng quét nhà ngày Tết chính là một trong những tục lệ đã được lưu truyền lâu đời. Từ những điển tích xưa, người dân quan niệm, quét nhà 3 ngày Tết là quét hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới. Vì thế, trong ngày 30 Tết, dù cho có bận rộn đến đâu đi nữa mọi người cũng sẽ cố gắng dọn dẹp, quét nhà cửa sạch sẽ trước giao thừa. Nếu nhà bẩn mọi người chỉ nhặt rác chứ không động đến chổi quét nhà.

Ở Nam Bộ, nhiều người còn cho rằng khi đã quét sạch nhà cửa sẽ cất chổi. Nếu như gia đình nào mất chổi trong những ngày Tết, cả năm đó sẽ bị trộm vào nhà trộm của cải.

Kiêng cho nước, cho lửa: Theo quan niệm dân gian, nước và lửa tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Vì vậy, trong ngày mùng 1 tránh việc đi xin nước, xin lửa và đặc biệt kiêng cho nước, cho lửa. Nếu phạm phải điều này, tức là mất lộc trong cả năm, tiền bạc làm ra cũng không giữ được. Thậm chí, gặp phải điều xui xẻo, tai hoạ.

Trong tục xưa còn có lệ thuê người gánh nước vào sáng mùng 1 Tết. Những người gánh nước cũng được mừng tuổi, cả chủ nhà lẫn người gánh thuê cả năm sẽ gặp may mắn.

Kiêng cãi vã, va chạm ngày đầu năm: Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng để cả năm vui vẻ, hòa thuận và đoàn kết. Những ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi, người lớn cũng chỉ cười xòa bỏ qua, tránh quát mắng, lớn tiếng.

Đặc biệt, những người có mâu thuẫn, xích mích từ trước cũng tránh va chạm, gây bất hòa trong những ngày đầu năm.

Ngoài ra, quan niệm dân gian khuyên nên tránh những cảm xúc tiêu cực như khóc lóc, buồn tủi, bực tức vào ngày đầu năm. Nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.

Kiêng vay mượn tiền bạc: Nhiều người cho rằng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Bởi việc vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đó trong cả năm tới. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu năm.

Kiêng động tới dao, kéo: Trong phong thủy, dao và kéo là những vật có tính sát thương lớn nên hạn chế động vào chúng trong ngày đầu năm, nhất là mùng 1 Tết. Trong trường hợp bạn muốn băm hay chặt đồ ăn, hãy làm trong đêm 30. Sáng mùng 1, bạn chỉ việc dọn đồ ăn cùng người thân. Các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ nên để lại những cái cần dùng.

Kiêng đóng cửa nhà: Nếu đóng cửa nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ ngăn chặn những may mắn, vận khí vào gia đình của bạn. Theo quan niệm của người Việt, mùng 1 là ngày đầu tiên khai lộc của cả năm. Do đó, gia chủ nên mở cửa ra đón những điều may mắn, sinh khí, tài lộc vào nhà.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2: Theo quan niệm dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo. Ngoài ra nên tránh mặc quần áo màu đen - trắng bởi hai màu này tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Kiêng làm đổ, vỡ đồ đạc: Người Việt quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương… trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, tan tác nên rất kiêng kỵ.

Ngoài ra, người xưa cũng kiêng sử dụng kim chỉ trong ngày đầu năm với quan niệm việc may vá khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau. Nhiều người còn cho rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mùng 1 Tết sẽ gặp xui cho con.

*Mọi thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo!

Tết Nguyên Đán 2024 Giáp Thìn vào ngày nào?

Tết nguyên đán hay còn gọi là tết cổ truyền là ngày lễ Tết quan trọng nhất ở Việt Nam. Vào dịp Tết này, những người đi làm xa quê sẽ trở về quê hương mình sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc. Vậy Tết nguyên đán năm nay diễn ra vào ngày nào? Bạn đã lên kế hoạch về quê, hay làm gì vào dịp nghỉ tết này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tết 2024 (Nguyên Đán) diễn ra vào Thứ 7 tức ngày 10/02/2024 dương lịch (Mùng 1 Tết), Ngày giao thừa sẽ là ngày thứ 6 ngày 09/02/2024 và mọi người có thể bắt đầu được nghỉ từ thứ 5 ngày 08/02/2024 dương lịch (28 âm).