Bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây năm 2023 đến năm 2030 hiển thị các thông tin về cơ sở hạ tầng, ranh giới và quy hoạch giao thông, đô thị. Trong bài viết này, Đất Vàng Việt Nam sẽ tổng hợp và chia sẻ tới mọi người những thông tin về quy hoạch thị xã Sơn Tây.

Giới thiệu về website/ứng dụng Đất Vàng Việt Nam

​Đất Vàng Việt Nam là một nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông về Quy hoạch - Dự án - Giá đất cung cấp thông tin bản đồ chuyên sâu. Khác với các sản phẩm trên thị trường, Đất Vàng Việt Nam sở hữu kho dữ liệu Big Data vô cùng lớn, cùng những công nghệ hiện đại như bản đồ 3D, công nghệ VR360 giúp việc tra cứu trở nên đơn giản dễ dàng hơn.

Đất Vàng Việt Nam - Ứng dụng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

Các hạng mục trong bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây

Sau đây, Đất Vàng Việt Nam sẽ chia sẻ tới mọi người những thông tin về các hạng mục trong bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây, cụ thể:

Theo bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây, khu vực phát triển đô thị được tổ chức thành 3 vùng không gian chính: Khu bảo tồn, hạn chế phát triển; Khu phát triển đô thị mới; Khu tổ hợp y tế, trường đại học. Cụ thể

- Khu thành cổ, phố cũ với hệ thống trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu. Chủ yếu tổ chức không gian thấp tầng. Kiểm soát về chức năng sử dụng đất, tầng cao công trình, hình thức kiến trúc, giữ được nét đặc trưng của khu phố cũ, thành cổ.

- Hạn chế phát triển khu trung tâm hiện nay để bảo tồn và bảo vệ các di sản văn hóa (thành cổ, di tích). Có quy định kiểm soát chặt chẽ về tầng cao, khoảng cách ly, chức năng... để bảo tồn các khu di tích, giữ gìn đặc trưng, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thị xã.

- Khu trung tâm cũ của Thị xã là các phường Lê Lợi, Ngô Quyền quanh thành cổ Sơn Tây sẽ được chỉnh trang, hoàn thiện các trung tâm văn hoá – thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, du lịch. Cải tạo không gian trọng điểm là khu vực thành cổ Sơn Tây; Các trung tâm giáo dục, đào tạo dạy nghề giữ nguyên theo quy hoạch cũ (Dạy nghề cơ khí, công nghiệp, máy móc, lái xe nằm tại phường Xuân Khanh, Trung Sơn Trầm).

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

- Lấy khu vực Thành cổ làm không gian trọng tâm để phát triển đô thị về hướng Tây, đến khu vực hồ Xuân Khanh. Phát triển đô thị mới về bờ Tây sông Tích để bảo tồn, tôn tạo khu phố cũ ở bờ Đông sông Tích, đồng thời tạo các liên kết về trục không gian, giao thông giữa khu cũ bảo tồn và khu phát triển mới.

- Tổ chức trung tâm công cộng đô thị (hành chính, thương mại, văn hóa, thể thao, tài chính,...) kết hợp không gian quảng trường và bám theo các trục chính kết nối với Thành phố trung tâm theo Quốc lộ 32, Quốc lộ 21. Phát triển một số điểm nhấn cao tầng tại khu trung tâm và các không gian chính. Cơ bản phát triển thấp tầng tại các khu vực khác và tại khu vực tiếp cận với không gian hành lang xanh.

- Phát huy ưu thế cảnh quan, cây xanh, sông nước trong đô thị để kết nối với sông Hồng. Hình thành hệ thống công viên gắn với hành lang xanh dọc sông Tích, sông Hồng và vùng cảnh quan Ba Vì - Suối Hai. Khoanh vùng bảo tồn vùng di tích, cảnh quan như: sông Tích, hồ Xuân Khanh, làng cổ,...

- Xây dựng các khu nhà ở phát triển mới theo hướng sinh thái với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tổ chức các khu chức năng đô thị khác như: cơ quan, trường đào tạo, viện nghiên cứu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh thể thao, dịch vụ đô thị... bảo tồn di tích. Các khu ở hiện trạng cải tạo, kiểm soát về kiến trúc theo thiết kế đô thị và bổ sung đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Kiểm soát vị trí, quy mô, tính chất và bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng xã hội theo quy mô dân số và phân khu quy hoạch.

- Xây dựng mật độ cao dọc trục trung tâm. Xây dựng mật độ thấp tại các khu xây dựng mới và khu đại học, tổ hợp y tế tập trung.

- Xây dựng hệ thống giao thông đô thị kết nối giữa khu phát triển mới và khu cũ, đặc biệt là khu vực Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm. Khai thác lợi thế giao thông đường thủy trên sông Hồng để phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đồng bộ mạng lưới đường đô thị, kết nối với mạng giao thông đối ngoại đảm bảo an toàn và thuận lợi giao thông Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn các tuyến đường, công trình giao thông theo quy định.

- Xây dựng dự án trên cơ sở nền địa hình tự nhiên, hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên.

- Di dời các nguồn gây ô nhiễm ra khỏi khu vực xây dựng đô thị tập trung.

​Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì, Hà Nội mới nhất 2023 Khu tổ hợp y tế, trường đại học

- Nằm về phía Tây, dựa trên đặc điểm địa hình, cảnh quan tự nhiên gắn với vùng du lịch hồ Xuân Khanh.

- Khu đại học tập trung quy mô lớn khoảng 301ha, ưu tiên các ngành nghề đào tạo về văn hóa, nghệ thuật, xã hội, quân sự,...

- Khu tổ hợp y tế có quy mô: 54,12ha là tổ hợp y tế phục vụ cho thành phố Hà Nội và khu vực vùng lân cận. Tính chất bao gồm: khu khám chữa bệnh, khu nghiên cứu đào tạo, sản xuất dược phẩm và trang thiết bị y tế.

- Tạo các hành lang xanh, nêm xanh ngăn cách giữa khu y tế, trường đại học với khu vực phát triển đô thị mới, đảm bảo an toàn về môi trường cũng như giảm áp lực hạ tầng

Mạng lưới giao thông đối ngoại xác định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch khác đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

+ Tuyến đường sắt Hà Nội - Sơn Tây (tuyến đường sắt đô thị số 3 kéo dài) xây dựng dọc quốc lộ 32.

+ Tuyến đường sắt Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh phía Tây Thành phố, xây dựng dọc theo hành lang phía Tây quốc lộ 21A.

Vị trí bố trí tuyến và các nhà ga trên tuyến của các tuyến đường sắt ngoại ô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Vành đai 5: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường vành đai 5 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014, cấp hạng là cao tốc loại A, quy mô mặt cắt ngang B=100-120m (6 làn cao tốc và đường gom song hành hai bên).

+ Quốc lộ 32: Cải tạo, nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 35m (6 làn xe). Dọc theo tuyến đường xây dựng tuyến đường sắt ngoại ô Hà Nội - Sơn Tây.

+ Quốc lộ 21A: Cải tạo, nâng cấp thành phần đường bộ đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng và xây dựng mới tuyến đường sắt ngoại ô song hành ở phía Tây tuyến đường, tổng bề rộng mặt cắt ngang B = 80m (6 làn xe).

+ Các tuyến tỉnh lộ: Cải tạo, nâng cấp 4 tuyến tỉnh lộ qua địa phận thị xã Sơn Tây gồm: 413, 414, 416 và 418 đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, quy mô mặt cắt ngang B = : 20-24m (4 làn xe). Xây dựng mới trục Hồ Tây - Ba Vì đi trong hành lang xanh, đóng vai trò tương đương một tuyến đường tỉnh tất nối với trung tâm Thành phố, quy mô mặt cắt ngang B = 50m (4 làn xe).

+ Cải tạo luồng lạch sông Hồng thành tuyến vận tải thủy cấp I, đáp ứng cỡ tàu 1000 tấn. + Nâng cấp, mở rộng cảng Sơn Tây đạt công suất: Năm 2030 đạt 2,5 triệu tấn/năm; Năm 2050 đạt 3,5 triệu tấn/năm.

Các tuyến đường giao thông trong phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị (bao gồm cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua khu vực đô thị vệ tinh). Cụ thể gồm:

+ Quốc lộ 32: cấp hạng là đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 50m, gồm: 6 làn xe chạy chính, đường gom địa phương hai bên 4 làn xe. Dọc theo dải phân cách giữa đường xây dựng tuyến đường sắt ngoại ô Hà Nội - Sơn Tây.

+ Đường tránh thị xã Sơn Tây (đoạn từ Viện quân y 105 đến quốc lộ 32): cấp hạng là đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 80m, gồm: 8 làn xe chính, đường gom địa phương hai bên 4 làn xe.

+ Trục phát triển Đan Phương - Phúc Thọ - Sơn Tây (trục Tây Thăng Long): cấp hạng là đường liên khu vực, chiều rộng mặt cắt ngang B=40m (6 làn xe).

+ Tuyến đường từ Thành cổ Sơn Tây đến phía Bắc đền Và: cấp hạng là đường liên khu vực, chiều rộng mặt cắt ngang B=32-45m (6 làn xe).

+ Tuyến đường đê sông Hồng: cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường chính khu chiều rộng mặt cắt ngang B=30m (4 làn xe).

+ Xây dựng các tuyến đường chính khu vực khác với quy mô mặt cắt ngang điển hình B=24-35m (4 làn xe).

+ Xây dựng các tuyến đường cấp khu vực 2 đến 3 làn xe, quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 17-22m.

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đô thị trong khu phố cũ của thị xã Sơn Tây trên cơ sở đường hiện có, đảm bảo đủ quy mô số làn xe và vỉa hè cho người đi bộ theo quy định (thực hiện theo Quyết định số 953/2006/QĐ-UBND ngày 11/9/2006 của UBND thị xã Sơn Tây về việc ban hành “Chỉ giới xây dựng, hè một số tuyến phố nội thị thị xã Sơn Tây”).

- Các tuyến đường liên xã: cải tạo nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV đồng bằng, quy mô đạt 2-4 làn xe, kết hợp với hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong Huyện, liên kết các khu vực nông thôn với các thị xã, trung tâm cụm xã và các khu vực du lịch, dịch vụ.

- Đoạn qua khu dân cư, tùy điều kiện hiện trạng bổ sung hè cũng như hệ thống thoát nước, chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu giao thông và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

- Đường cấp xã, thôn: nâng cấp, cải tạo hệ thống đường liên xã trên cơ sở đường hiện có và xây dựng mới một số tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp V, VI hoặc cấp đường A giao thông nông thôn.

- Xây dựng hệ thống các tuyến xe buýt trên các tuyến đường cấp khu vực trở lên trong phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây, liên kết các phường, xã, khu du lịch, dịch vụ quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng của Thị xã. Cụ thể thực hiện theo quy hoạch chuyên ngành mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thành phố.

Depot, trạm trung chuyển đa phương thức:

+ Xây dựng Depot tuyến đường sắt ngoại ô kết nối chuỗi đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây với diện tích khoảng 16ha tại phía Nam khu vực nội thị thị xã Sơn Tây (giáp phố Tùng Thiện).

+ Xây dựng 01 trạm trung chuyển đa phương thức tại khu vực phía Nam sông Tích giao với tuyến đường tránh quốc lộ 21A. Quy mô khoảng 1,5ha.

+ Xây dựng mới 04 bến xe khách gồm: Bến xe Sơn Tây tại khu đất phía Tây Nam quốc lộ 32, quy mô khoảng 3,0ha; Bến xe Cẩm Thượng tại khu đất phía Nam quốc lộ 32 (giáp ranh giữa huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây), quy mô khoảng 5,0ha; Bến xe Xuân Khanh tại khu vực giao giữa đường Vành đai 5 với tỉnh lộ 414, quy mô 0,5 -1,0ha; Bến xe Sơn Đông tại khu vực giao giữa quốc lộ 21A với tỉnh lộ 418, quy mô 0,5-1,0ha.

+ Xây dựng mới bến xe tải trong khu vực cảng Sơn Tây, quy mô khoảng 3ha.

+ Xây dựng hệ thống các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tập trung trong phạm vi đô thị vệ tinh Sơn Tây đảm bảo chỉ tiêu 3-4m người. Vị trí, quy mô công suất các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tập trung được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị sau này.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất, Hà Nội mới nhất 2023