Thường trú nhân (có thẻ xanh 2 năm hoặc 10 năm) nếu về Việt Nam nhiều lần hoặc lâu hơn thời gian cho phép có thể bị Hải quan Mỹ thu hồi thẻ xanh khi bạn nhập cảnh trở lại Mỹ.

Nhật Bản thu hồi hơn 44.000 chai sữa Meiji vì phát hiện thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, giới chức tỉnh Osaka cũng khẳng định các thành phần thuốc được phát hiện chỉ ở lượng rất nhỏ và dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thực tế cho đến nay cũng chưa có báo cáo về các trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe kể từ khi lô sữa này bán ra thị trường.

Sulfamonomethoxine là loại thuốc kháng sinh dùng để phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở bò và các động vật khác. Theo Đạo luật Vệ sinh thực phẩm, thuốc bị cấm sử dụng trong vòng 72 giờ trước khi vắt sữa để tránh ảnh hưởng tới thành phần của sữa.

Cơ quan chức năng tỉnh Osaka đang điều tra nguyên nhân các thành phần bị nhiễm vào trong sữa và các địa điểm được phân phối sản phẩm này.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đã làm gia tăng mối lo ngại ở Nhật Bản do nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông.

Ngày 8-11, giờ địa phương, tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam, địa bàn Bentiu (Nam Sudan) đã diễn ra hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam và Nhật Bản.

Từ tháng 9/2022, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi khu “đất vàng” số 152 - Trần Phú (quận 5, TP.HCM), vốn là đất công, bị Vinataba “hô biến” thành đất tư, nếu đến cuối năm 2023 chưa thực hiện được, thì chuyển cơ quan điều tra. Nhưng đến nay, việc này vẫn chưa hoàn tất.

Khu “đất vàng” tại số 152 - đường Trần Phú (quận 5.TP.HCM) có diện tích 30.972,7 m2, thuộc thửa số 38, tờ bản đồ số 10 (theo tài liệu đo năm 2003), nằm ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Trần Phú - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tông. Khu đất này trước đây là Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn do Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn - Vinataba Sài Gòn (công ty con 100% vốn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam - Vinataba) quản lý.

Năm 2008, Vinataba được giao khu đất trên để thực hiện Dự án Xây dựng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn, căn hộ cao cấp và đến ngày 19/1/2009 thì được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00112/1a. Dự án được Chủ tịch UBND quận 5 phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 1/12/2010.

Tới năm 2012, Vinataba có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các bộ: Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường xin góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất tại khu đất số 152 - Trần Phú để thực hiện dự án.

Tuy nhiên trước đó, từ năm 2008, Vinataba góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng khu đất trên với các đối tác thành lập ra Công ty TNHH Vina Alliance (Vina Alliance), để thực hiện Dự án mang tên Vina Square (tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm).

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thông tin, Vinataba trình bày rằng, Tổng công ty không còn quản lý sử dụng khu đất, nên không thể bàn giao, còn Vina Alliance thì không hợp tác bàn giao khu đất...

Có 6 doanh nghiệp tham gia sáng lập Vina Alliance, gồm Vinataba, Vinataba Sài Gòn, Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Vinataba, Công ty TNHH Đô Thành Việt, Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Căn nhà mơ ước, Công ty TNHH Pacific Alliance Land Limited.

Tới năm 2009, Công ty TNHH Đô Thành Việt và Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Căn nhà mơ ước thoái vốn khỏi Vina Alliance. Vina Alliance chỉ còn 4 cổ đông là các tổ chức gồm: Pacific Alliance Land Limited (nắm giữ 62% vốn), Công ty TNHH Sơn Đông (nắm giữ 10,5% vốn), Vinataba (nắm giữ 20% vốn) và Vinataba Sài Gòn (nắm giữ 7,5% vốn).

Sau đó, theo Báo cáo Tài chính hợp nhất giai đoạn 1/1/2017 - 30/6/2017 của Vinataba, thì vào ngày 13/6/2017, Vinataba đã tiến hành chuyển nhượng cổ phần tại Vina Alliance cho Công ty TNHH Sơn Đông. Giá trị chuyển nhượng giữa hai bên là hơn 270 tỷ đồng. Trừ đi giá gốc của khoản đầu tư trên sổ kế toán, Vinataba thu về lợi nhuận hơn 94 tỷ đồng.

Việc thoái vốn này, Vinataba cho hay, là theo Công văn số 7102/BCT-CNN ngày 1/8/2016 của Bộ Công thương thông qua chủ trương thoái vốn của Công ty.

“Theo chân” công ty mẹ, Vinataba Sài Gòn cũng chuyển nhượng 7,5% vốn tại Vina Alliance cho Công ty TNHH Sơn Đông với giá hơn 100 tỷ đồng, ghi lãi hơn 35 tỷ đồng.

Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 27/9/2017, Công ty TNHH Sơn Đông nâng tỷ lệ nắm giữ ở Vina Alliance lên mức 38%, Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức nắm 62% vốn điều lệ còn lại, không còn bóng dáng của Vinataba cả “mẹ” lẫn “con”.

Như vậy, với việc thoái sạch vốn khỏi Vina Alliance của “mẹ con” Vinataba, khu “đất vàng” số 152 - Trần Phú từ đất công đã rơi hoàn toàn vào tay tư nhân.

Làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Sau đó, Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn tại Vinataba và ngày 20/9/2022 đã ra Kết luận thanh tra số 966/KL-TTCP.

Theo Thông báo số 1871/TB-TTCP ngày 20/10/2022 về Kết luận thanh tra số 966/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng như: Vinataba không thực hiện đánh giá lại tài sản là không đúng quy định về quản lý tài sản doanh nghiệp nhà nước; làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vinataba chuyển nhượng hơn 30.972,7 m2 tại số 152 - Trần Phú không xin phép Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, có nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước, của doanh nghiệp.

TP.HCM vẫn… đang tính phương án cưỡng chế

Tại Kết luận thanh tra số 966/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì cùng Bộ Tài chính, UBND TP.HCM và các bộ, ngành liên quan thu hồi 30.972,7 m2 tại số 152 - Trần Phú và xử lý những phát sinh trong quá trình thu hồi.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc đến ngày 31/12/2023 chưa thực hiện được việc thu hồi, thì chuyển Cơ quan điều tra, Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 25/10/2023, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 4856/QĐ-UBND về việc thu hồi đất tại số 152 - đường Trần Phú. UBND TP.HCM yêu cầu Vinataba và Vina Alliance bàn giao khu đất này cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM tiếp nhận, quản lý theo quy định; đồng thời bàn giao bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.

Đầu năm 2024, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM có Công văn số 184/VPĐK-ĐK gửi Vina Alliance và Vinataba yêu cầu giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T00112/1a do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp cho khu đất số 152 - Trần Phú.

Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ khi văn bản này được ban hành, Vina Alliance và Vinataba phải có trách nhiệm bàn giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thực hiện, buộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phải thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp cho khu “đất vàng” số 152 - Trần Phú.

Mới đây, tại cuộc họp với các sở, ngành và UBND quận 5, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thông tin, Vinataba trình bày rằng, Tổng công ty không còn quản lý sử dụng khu đất, nên không thể bàn giao, còn Vina Alliance thì không hợp tác bàn giao khu đất, nên Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM không thể thu hồi khu đất tại số 152 - Trần Phú theo quyết định của UBND TP.HCM.

Vì vậy, để hoàn tất việc thu hồi, cần thiết phải thực hiện thủ tục cưỡng chế thu hồi đất và việc cưỡng chế này thuộc thẩm quyền của UBND quận 5.

Khẩn trương xử lý dứt điểm sai phạm

Cũng tại Thông báo số 1871/TB-TTCP ngày 20/10/2022, liên quan vụ việc tại khu “đất vàng” 152 - đường Trần Phú, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc chịu trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm trên thuộc về Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo Vinataba và Vinataba Sài Gòn.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và bộ, ngành liên quan xử lý, xem xét trách nhiệm và có hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đã để xảy ra những thiếu sót, vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý.

Tháng 2/2024, Thanh tra Chính phủ có Báo cáo số 219/TTCP-C.V về kết quả thực hiện Kết luận thanh tra số 966/KL-TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Vinataba, gửi Phó thủ tướng Lê Minh Khái.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng chưa báo cáo kết quả thực hiện việc xem xét trách nhiệm và có hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân tại Vinataba đã để xảy ra những thiếu sót, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban.

Sau đó, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 1314/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái.

Cụ thể, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TPHCM, Vinataba… và các bộ, ngành, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương thực hiện đầy đủ, dứt điểm các nội dung kết luận, kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 966/KL-TTCP ngày 20/9/2022 của Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại Văn bản số 7832/VPCP-V.I ngày 10/10/2023 của Văn phòng Chính phủ và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ nêu tại mục 2, phần III, Văn bản số 219/TTCP-C.V ngày 19/2/2024 của Thanh tra Chính phủ bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả thực hiện gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 15/5/2024. Thanh tra Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/6/2024.