Thuế Xuất Khẩu Dăm Gỗ
Dăm gỗ được xem là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn. Và chiếm một phần lớn kim ngạch trong tổng trị giá xuất khẩu gỗ Việt Nam hàng năm. Theo thống kê gần đây, xuất khẩu dăm đem lại 1,5 tỷ USD, tương đương 15-18%. Lượng dăm xuất khẩu hàng năm khoảng 12 triệu tấn, tương đương với 24 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Vậy dăm gỗ là gì? Tại sao dăm gỗ lại được ưa chuộng trên thị trường quốc tế? Hãy cùng Phương Quân tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!
Tại sao nước ngoài thu mua một lượng lớn dăm gỗ?
Với những đặc điểm nổi bật, dăm gỗ đang là một trong những mặt hàng nóng hổi tại thị trường quốc tế. Hiện nay, dăm gỗ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhiều nước đang nhập khẩu một số lượng lớn dăm gỗ lên tới triệu tấn. Bởi dăm gỗ không chỉ là nguyên chính sản xuất các loại ván ép công nghiệp, viên nén gỗ, bột giấy, gỗ dăm,… mà còn đặc biệt vì ứng dụng dăm trong lĩnh vực nhiệt lượng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam chủ yếu là các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Vì đặc điểm khí hậu cực kỳ khắc nghiệt lạnh lẽo vào mùa đông, các nước này bắt buộc phải chi hàng triệu đô la hoặc hơn chỉ để giữ ấm trong mùa đông. Vậy nên, với tính chất và đặc tính dễ bén lửa, lượng sinh nhiệt cao kèm theo chi phí rẻ hơn các loại nguyên liệu đốt truyền thống khác, dăm gỗ là một sự lựa chọn thay thế hiệu quả.
Những thách thức đối với dăm gỗ xuất khẩu
Sự gia tăng các thách thức trong việc xuất khẩu dăm gỗ đang đặt ra nhiều áp lực đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu trên toàn thế giới. Các thách thức đó bao gồm sự cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất, khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và đóng gói, cũng như sự thay đổi về chính sách thương mại và bảo vệ môi trường tại các quốc gia nhập khẩu. Việc tìm cách giải quyết những thách thức này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ.
(thitruongtaichinhtiente.vn) - Với mức thuế 2% như hiện nay, thuế xuất khẩu (XK) với dăm gỗ còn những quan điểm trái chiều giữa bỏ hay không. Báo cáo về tính pháp lý của gỗ nguyên liệu rừng trồng Việt Nam của Tổ chức Forest Trends vừa công bố đã đưa ra những phân tích đa chiều về vấn đề này.
Luồng quan điểm cho rằng áp dụng thuế XK dăm là cần thiết cho rằng điều này sẽ giúp hạn chế được XK dăm, hạn chế các hộ khai thác gỗ sớm, nhằm tạo động lực cho việc sản xuất gỗ lớn. Theo luồng quan điểm này, gỗ lớn để sản xuất đồ gỗ đem lại giá trị cao hơn cho cả người trồng rừng và các đơn vị làm đồ gỗ.
Tuy nhiên, đang tồn tại một luồng quan điểm trái ngược khi cho rằng hiện nhu cầu sử dụng gỗ lớn của các đơn vị sản xuất đồ gỗ không lớn, chỉ chiếm trên dưới 20% trong tổng lượng cung gỗ trồng hiện nay và tạo ra gỗ lớn hơn hiện nay chưa chắc đã có thị trường tiêu thụ và trong bối cảnh này ngành dăm đang đóng vai trò là cứu cánh và là động lực cho việc thúc đẩy rừng trồng phát triển.
Theo luồng quan điểm này, việc áp dụng mức thuế XK dăm với mục tiêu hạn chế dăm XK hiện đang đi ngược với xu thế hiện nay của thị trường và không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các hộ trồng rừng.
Nhiều DN XK dăm cũng chia sẻ rằng họ không gánh mức thuế 2% hiện nay mà những chi phí phát sinh do thuế được hạch toán vào cơ cấu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, người dân là người cung nguyên liệu đầu vào phải chịu các chi phí phát sinh do việc áp dụng mức thuế này.
Trong thời gian gần đây do giá XK dăm tăng mạnh, các hộ trồng rừng ở một số địa phương đặc biệt ở khu vực duyên hải miền Trung chặt gỗ non (cây 2-4 tuổi) để bán làm nguyên liệu dăm. Đây là các địa phương nơi có các cảng XK dăm lớn và nhu cầu tiêu thụ gỗ lớn để đưa vào chế biến sâu (đồ gỗ) hạn chế. Các hộ chặt rừng non để bán làm nguyên liệu dăm gây ra một số lo ngại về việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng là gỗ lớn sử dụng để sản xuất đồ gỗ XK.
Lo ngại này làm dấy lên các thảo luận trong nhóm các DN sử dụng gỗ rừng trồng làm đồ gỗ XK về khả năng kiến nghị Chính phủ tăng thuế XK dăm lên 5%, thậm chí 10% nhằm hạn chế tình trạng chặt cây non.
Tuy nhiên nhóm các DN dăm thì cho rằng hộ trồng rừng có toàn quyền quyết định về thời điểm khai thác rừng của mình và các DN không có quyền để can thiệp vào hoạt động của hộ. Theo luồng quan điểm này, tăng thuế XK dăm sẽ gây ra tổn thất cho các hộ trồng rừng.
Theo TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trends, việc tăng, giữ nguyên hay bỏ thuế XK dăm sẽ có tác động trực tiếp tới tất cả các bên tham gia chuỗi cung. “Tuy nhiên nhìn từ góc độ tổng thể, bỏ thuế XK có tiềm năng đem lại thêm lợi ích cho các hộ trồng rừng…”, chuyên gia bày tỏ quan điểm.
Theo đề xuất của chuyên gia Forest Trends, để có những quyết định chính xác về việc duy trì, bỏ hay tăng thuế XK mặt hàng này, Chính phủ cần có những đánh giá khách quan về tác động của việc áp dụng mức thuế này đối với các bên tham gia chuỗi cung, với trọng tâm là tác động đối với hộ gia đình trồng rừng.
Đánh giá này cũng cần đặt trong bối cảnh tổng quan chung về gỗ nguyên liệu, gỗ rừng trồng hiện nay và mối quan hệ của ngành dăm với các ngành khác có cùng sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu gỗ rừng trồng như ngành đồ gỗ, gỗ dán và viên nén.
Đánh giá này cũng cần quan tâm tới khía cạnh năng lực chế biến sâu ở các vùng nguyên liệu rừng trồng và khả năng tiêu thụ gỗ lớn của các nhà máy chế biến sâu.
Kết quả của đánh giá khách quan này sẽ cung cấp cho Chính phủ góc nhìn đa chiều hơn về tác động của thuế XK dăm tới các bên tham gia trực tiếp chuỗi cung dăm, cũng như tới các bộ phận khác nhau của ngành gỗ có sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước (đồ gỗ, viên nén, ván bóc…). Góc nhìn đa chiều sẽ giúp Chính phủ có những quyết định phù hợp với bối cảnh thực tế, đảm bảo người trồng rừng là nhóm yếu thế không bị thua thiệt do việc đánh thuế gây ra.
Cân nhắc thuế xuất khẩu với viên nén
Theo nhóm nghiên cứu của Forest Trends, Chính phủ cũng đang cân nhắc về việc áp dụng thuế XK viên nén.
Đến nay viên nén đã trở thành một trong những mặt hàng XK quan trọng của ngành gỗ. Kim ngạch XK viên nén hàng năm đạt trên dưới 400 triệu USD. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất viên nén thường là phế phụ phẩm của ngành gỗ. Trước khi viên nén trở thành mặt hàng XK, nguồn phế phụ phẩm này thường được hủy bỏ. Điều này gây tác động tiêu cực tới môi trường. Tận dụng được nguồn phế phụ phẩm để sản xuất viên nén XK không những góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ mà còn giúp cải thiện môi trường.
Trong tương lai, nhu cầu viên nén tại các thị trường lớn như Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tăng cao, chủ yếu là do việc chuyển đổi từ điện than sang điện sinh học và nhu cầu chất đốt cho hệ thống sưởi.
Là quốc gia XK viên nén lớn thứ 2 trên thế giới, Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các quốc gia này chuyển đổi mô hình sang sản xuất năng lượng sạch, giúp các quốc gia nhập khẩu viên nén của Việt Nam thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu theo Công ước Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại COP 26.
Việc áp dụng thuế XK viên nén không những có rủi ro trong việc đánh mất đi một nguồn thu quan trọng cho các hộ trồng rừng từ nguồn phế phụ phẩm mà còn tạo ra các hạn chế trong việc thúc đẩy các quốc gia nhập khẩu viên nén của Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu mà các quốc gia này đã ký kết.
Tuy nhiên cũng cần có các quy định để đảm bảo các bên tham gia chuỗi tuân thủ tốt với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam và các quy định của thị trường quốc tế.
Máy băm dăm gỗ của GREEN MECH mở ra những cơ hội đáng kể để tăng thu nhập cho khách hàng và đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. GREEN MECH không chỉ cung cấp những sản phẩm máy băm dăm gỗ xuất khẩu chất lượng cao, mà còn là nguồn cung cấp giải pháp tiên tiến cho việc xử lý gỗ phế thải thành dăm gỗ.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, việc tập trung vào các giải pháp xanh và bền vững đang trở nên ngày càng quan trọng. Máy băm dăm gỗ của GREEN MECH không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, mà còn đóng góp vào việc giảm lượng rác thải và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên.
Chúng tôi sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của máy băm dăm gỗ GREEN MECH và nhìn nhận về những cơ hội làm giàu mà nó mang lại thông qua việc sử dụng dăm gỗ trong quy trình sản xuất.