Tỉnh Có Mức Sống Cao Nhất Việt Nam
Đối với một sinh viên mới ra trường như Mỹ Hạnh (sinh năm 2001), việc sinh sống ở Hà Nội - thành phố có chi phí đắt đỏ nhất cả nước - không tránh khỏi áp lực cuộc sống.
Top 7 tỉnh thành có mức lương cơ bản cao nhất Nhật Bản
Đứng đầu trong danh sách các tỉnh có mức lương cao nhất Nhật Bản chính là thủ đô Tokyo với mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được là 1013 yên/h. Tùy vào ngành nghề mà mức lương sẽ có sự chênh lệch.Được xem là trái tim của Nhật Bản, nơi đây tập trung rất nhiều công ty lớn Nhật và cả các công ty đa quốc gia. Chính vì vậy khi làm việc tại đây, người lao động được tiếp xúc với các thiết bị tiên tiến hàng đầu, mọi công đoạn trong quá trình làm việc đều được sự hỗ trợ tối đa của máy móc, công nghệ mới.
Xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các thành phố có mức lương tối thiểu cao nhất Nhật Bản chính là Kanagawa. Mức lương tối thiểu tại đây là 1011 yên/h, chỉ đứng sau Tokyo, nên khi làm việc tại đây người lao động không phải lo lắng về mức lương. Mức lương trung bình người lao động nhận được từ 140.000 - 160.000 Yên/tháng tương đương từ 27 - 35 triệu đồng(chưa tính làm thêm). Chi phí sinh hoạt tại đây còn rất phù hợp với cuộc sống của người lao động.
Osaka là một trong những trung tâm văn hóa và kinh tế bậc nhất Nhật Bản, do đó không khó để Osaka lọt vào top các tỉnh có mức lương tối thiểu cao nhất Nhật Bản. Mức lương cơ bản tối thiểu tại đây là 964 Yên/h.Tỉnh Osaka là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Nhật Bản, nơi có rất nhiều công ty lớn đặt trụ sở ở đây như: Hankyu, Sharp, Sanyo, Nissin, Suntory, Glico, Kintetsu, Matsushita, …
Đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các tỉnh có mức lương cao nhất Nhật Bản chính là Saitama với mức lương tối thiểu 926 yên/ giờ. Thuộc vùng Kanto, đây cũng là tỉnh có dân số đông thứ 5 tại Nhật BảnSaitama là khu vực tập trung các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, chế tạo cơ khí, ... nổi tiếng nhất phải kể đến như Honda. Tỉnh Saitama cũng có thế mạnh trong ngành chế biến thực phẩm hàng năm thu hút rất nhiều thực tập sinh Việt Nam tới Saitama làm việc.
Chiba có mức lương tối thiểu 920 yên/giờ, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các tỉnh có mức lương cơ bản cao nhất tại Nhật Bản. Trung bình hàng tháng người lao động tại đây nhận được từ 140.000 - 160.000 Yên/tháng tương đương từ 27 - 35 triệu đồng (chưa tính làm thêm). Đặc biệt với cuộc sống không xồ bồ và đắt đỏ như Tokyo thì số tiền mà các TTS Việt tiết kiệm được sẽ không hề thua kém các lao động khác làm việc ở thủ đô.
Chiba là tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu Nhật Bản. Với lợi thếcó vùng công nghiệp Keiyo, Chiba phát triển mạnh 3 ngành công nghiệp chính là lọc dầu, hóa chất và chế tạo máy. Đặc biệt, tại đây còn có sản lượng Iốt từ mỏ khí ga lớn nhất Nhật Bản
Gần sát mức lương cơ bản tại Chiba là mức lương tại Aichi với 918 yên/h. Aichi là tỉnh được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn vì tập trung nhiều khu công nghiệp may mặc, thực phẩm, nông nghiệp,...Chi phí sinh hoạt, giá cả lương thực thực phẩm tại tỉnh Aichi đều ở mức trung bình, không hề đắt đỏ như ở các tỉnh, thành phố lớn.
Cuối cùng là Kyoto với mức lương cơ bản là 909 yên/h. Tỉnh Kyoto tuy không quá sầm uất như tại các khu vực trung tâm khác. Tuy nhiên, kinh tế tại Kyoto vẫn thuộc top đầu của xứ Phù Tang. Theo bình quân thu nhập đầu người Kyoto là tỉnh xếp thứ 12 toàn quốc.Các ngành nghề thế mạnh của tỉnh phải kể đến như xưởng may làm Kimono và du lịch. Trong đó, du lịch chiếm phần lớn thu nhập toàn tỉnh. Do vậy, cũng có thể nói rằng vùng đất Kyoto chính là vùng đất du lịch của Nhật Bản.
Vật giá đắt đỏ, gia đình trẻ chuyển dùng đồ bình dân
Anh Đào Đức Kiên, 38 tuổi, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
Thu nhập hai vợ chồng: 30 triệu đồng/tháng.
Chi tiêu: 25 - 27 triệu đồng/tháng.
Gia đình có 5 người: 2 vợ chồng, 2 con nhỏ (1 trẻ tiểu học, 1 trẻ mẫu giáo), 1 mẹ già (có lương hưu).
Gia đình tôi sinh sống trong một ngôi nhà mặt đất ở phường trung tâm của TP Hạ Long. Dù không gặp áp lực về việc trả nợ nhà, mua nhà nhưng chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hạ Long cũng khiến chúng tôi không tiết kiệm được tiền.
Bảng chi tiêu mỗi tháng của gia đình anh Kiên.
Nhiều gia đình có thói quen khi nhận lương sẽ chia các khoản chi tiêu trong tháng, còn lại cất đi một khoản tiền kiệm. Gia đình tôi thì thường chỉ để ra một khoản đủ đóng học phí cho các con và tiền điện nước. Số còn lại, chúng tôi chi tiêu cho các nhu cầu còn lại.
Trong gia đình, vợ tôi là người quản lý tiền. Mỗi tháng, tôi sẽ chuyển khoản 3/4 tiền lương cho vợ để cô ấy lo chợ búa, điện nước, truyền hình cáp, học phí của các con, quần áo bỉm sữa của cháu bé, học thêm của cháu lớn, việc hiếu hỉ xã giao, ngày lễ, đi chơi cuối tuần. Tôi chỉ giữ lại một phần tiền để sinh hoạt cá nhân như đổ xăng, bia giải khát với bạn bè…
Tôi nhận thấy, mức chi phí sinh hoạt nơi mình sống khá đắt đỏ. Riêng tiền mua đồ ăn, hải sản đã đắt hơn rất nhiều so với Hải Phòng lân cận. Nhu cầu quen dùng sản phẩm chất lượng cao, sống trong khu vực trung tâm vật giá đắt đỏ càng khiến ví tiền của chúng tôi nhanh cạn.
Gia đình tôi đã nhiều lần tự nhủ phải tiết kiệm, chẳng may phát sinh các tình huống ốm đau, bệnh tật thì sẽ có một khoản xoay xở. Tuy nhiên, tháng nào cũng vậy, chúng tôi gần như không thể tiết kiệm được. May mắn là gia đình tôi còn được hai bên nội ngoại hỗ trợ một chút, nếu không sẽ không đủ chi tiêu.
Anh Kiên cho biết phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu khi giá cả ở Quảng Ninh ngày một tăng.
Tôi nhận thấy mức chi tiêu của gia đình chỉ vào loại trung bình ở địa phương bởi các gia đình khác còn có rất nhiều khoản chi như phương tiện cá nhân (ô tô), đóng bảo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, cho con học trường tư, thuê giúp việc, ốm đau nằm viện….
Những năm qua, giá cả tăng nhưng thu nhập không tăng, chúng tôi đã phải thay đổi nhiều thói quen chi tiêu. Gia đình tôi đã hạn chế mua quần áo; chuyển cho con dùng bỉm sữa loại trung bình chứ không dùng hàng Nhật, Hàn như trước nữa, hạn chế đi du lịch, ăn uống tụ tập, cắt giảm các đồ ăn bổ dưỡng (yến, đông trùng hạ thảo…)
Mức lương cơ bản vùng Nhật Bản là gì?
Mức lương cơ bản vùng là mức lương tối thiểu mà người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại tỉnh đó đã được pháp luật quy định. Vì vậy nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương cơ bản thì doanh nghiệp đó đang vi phạm pháp luật.
Ví dụ mức lương cơ bản của tỉnh Hokkaido là 835 yên/giờ. Nếu doanh nghiệp tại tỉnh Hokkaido trả lương cho lao động dưới 835 yên/giờ thì doanh nghiệp đó vi phạm pháp luật.
Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình thì các bạn phải biết được thông tin về mức lương cơ bản vùng mình đang và sẽ làm việc.
Chi tiêu thoải mái, còn dư thì tiết kiệm và đi du lịch
Chị Thu Hương, 35 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nghề nghiệp: Vợ là nhân viên văn phòng, chồng làm về kỹ thuật ô tô.
Chi tiêu: 39 - 44 triệu đồng/tháng
Vợ chồng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội học tập và làm việc. Chúng tôi sớm mua được một căn chung cư thuộc dự án nhà ở xã hội vào năm 2013 với giá 700 triệu đồng. Nhờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Nhà nước, chúng tôi vay 70% giá trị căn hộ và trả trong vòng 15 năm.
Hàng ngày, tôi không có thói quen ghi chép hay thống kê các khoản chi tiêu một cách chi tiết. Lý do là bởi công việc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu của tôi quá bận rộn. Ngoài ra, tôi thấy cũng không cần kiểm soát tiền theo cách đó vì gia đình tôi không có nhiều khoản chi tiêu ngoài kế hoạch.
Mỗi tháng, nhận lương xong tôi sẽ chi cho các khoản cần dùng, phần tiền thừa cuối mỗi tháng hoặc sau vài tháng tôi sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm.
Bảng chi tiêu một tháng của gia đình chị Hương.
Nhiều bạn bè của tôi thường giữ hết lương của chồng để chi tiêu. Tuy nhiên, gia đình tôi lại khác. Vợ chồng tự giữ lương của mình. Vợ chi trả các khoản thanh toán qua thẻ, tài khoản ngân hàng như tiền học cho con, tiền điện nước. Chồng sẽ rút tiền mặt để đi chợ, đi ăn, đóng phong bì đám đình, thăm hỏi bố mẹ hai bên... Tôi cần tiền mặt thì cũng lấy từ chồng.
So với mức chi tiêu ở Hà Nội, tôi nhận thấy mức chi tiêu của gia đình tôi là trung bình thấp. Tôi biết nhiều gia đình còn tiêu nhiều hơn.
Theo chị Hương, việc chuẩn bị kỹ mỗi bữa ăn trong tuần cũng là một cách tiết kiệm.
Nhiều người nhìn bảng chi tiêu của gia đình tôi sẽ thắc mắc tại sao chi cho du lịch nhiều tiền như vậy mà không để tiết kiệm. Tôi cho rằng, mỗi gia đình nên có khoản tiết kiệm nhất định để dự phòng cho các trường hợp rủi ro. Tuy nhiên, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì nên đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra, cũng cần dành tiền và thời gian cho các chuyến đi chơi để tái tạo năng lượng và tăng gắn kết gia đình.
Gia đình chị Hương thường đi du lịch mỗi tháng để tái tạo năng lượng làm việc.
Vậy nên, gia đình tôi đi du lịch rất nhiều lần trong năm. Đi chơi xa bằng máy bay từ 2-3 chuyến/năm, chi phí từ 25-30 triệu đồng/chuyến. Nếu tháng nào không đi chơi xa, nhà tôi sẽ đi đến các điểm gần Hà Nội, chi phí khoảng 5 triệu đồng/chuyến. Ngoài ra, tôi cũng hay đi theo tour cùng hội bạn, chi phí tầm 2 triệu đồng/chuyến, mỗi năm tôi sẽ đi 3-5 chuyến như vậy.
Có cơ hội đi đến nhiều vùng miền nên tôi nhận thấy, giá cả ở Hà Nội khá đắt đỏ. Những địa phương có chi phí rẻ hơn nhiều so với Hà Nội là Huế, các tỉnh Tây Nguyên.
Đối với việc quản lý tiền, tôi cho rằng, mỗi gia đình nên có kế hoạch rõ ràng với từng hạng mục chi tiêu để không bị "vỡ kế hoạch". Chẳng hạn, tôi thường lên kế hoạch rõ ràng cho từng bữa ăn trong tuần, rất ít khi ăn bên ngoài. Việc chủ động chuẩn bị trước sẽ không khiến tôi phải chi tiền cho những bữa ăn ngẫu hứng ngoài hàng đắt đỏ khi không biết nấu gì mỗi tối.
May mắn thu nhập của vợ chồng tôi vẫn ổn định những năm qua nên chúng tôi gần như không phải cắt giảm khoản chi tiêu nào. Tuy nhiên, tôi nhận thấy mình đang mua khá nhiều quần áo, giày dép nên thời gian tới tôi sẽ cân nhắc để mua ít lại, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.
Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng.
Thu nhập hai vợ chồng: 60 triệu đồng/tháng.
Chi tiêu trung bình: 15 triệu/tháng.
Tôi và chồng kết hôn vào tháng 3/2023. Trước đó, chúng tôi có hơn một năm chung sống, nhưng "tiền ai nấy tiêu". Hàng tháng, chồng tôi (khi đó là người yêu) chi trả tiền điện, tiền nước cũng như chi phí ăn uống nói chung. Tôi phụ anh mua một số vật dụng còn thiếu trong nhà, đôi khi "giành" phần đi siêu thị để san sẻ sinh hoạt phí.
Sau cưới, chúng tôi quyết định lập quỹ chung, giao một người nắm giữ. Trong nhiều gia đình, người vợ thường đóng vai trò "tay hòm chìa khóa", chịu trách nhiệm chi tiêu chính. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định chồng là người chịu "gánh nặng" này.
Tôi hoàn toàn tin tưởng chồng mình, vì anh công tác trong lĩnh vực tài chính, có kiến thức trong việc sử dụng hiệu quả đồng tiền. Tính cách anh cẩn thận, khác hẳn với tôi: ẩu đoảng, hoang phí và đôi khi "vung tay quá trán".
Mỗi tháng, sau khi nhận lương, tôi đưa chồng 80% thu nhập để "sung quỹ". Tương tự, anh cũng tự trích 80% lương của mình vào tài khoản chung. Số tiền này phục vụ cho mọi chi tiêu trong gia đình, bao gồm sinh hoạt phí, chăm sóc gia đình nội - ngoại, giải trí, vui chơi (du lịch), mua sắm và một phần dành chuẩn bị cho em bé sắp chào đời.
Ngoài ra, số tiền này cũng phục vụ mục đích tiết kiệm, đầu tư. Tỷ lệ % tiền tích lũy được chúng tôi thống nhất tùy vào từng thời điểm và kế hoạch gia đình.
Phần còn lại của thu nhập, chúng tôi giữ lại cho những buổi cà phê, tụ tập bạn bè riêng, mua sắm cá nhân, tiền xăng, đi lại... Có tháng, chúng tôi chẳng hề tiêu hết quỹ riêng, giữ lại tài khoản cá nhân như một khoản nhỏ của riêng mình.
Theo chị Thục Anh, những bữa cơm gia đình sẽ góp phần cắt giảm chi tiêu.
Khi chia sẻ với người thân, bạn bè về việc giao tiền cho chồng giữ, tôi thường nhận về ánh mắt ngạc nhiên. "Đàn bà phải biết giữ tiền chứ", "Phụ nữ phải nắm kinh tế, sao lại để chồng cầm tiền như vậy", "Sau này chồng ngoại tình thì mất cả chì lẫn chài"... là những lời mọi người thường nói với tôi.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ đến những điều như vậy. Đối với tôi, trong mối quan hệ hôn nhân, mỗi cặp vợ chồng sẽ có cách phân chia, chi tiêu hợp lý. Tôi biết nhiều cặp đôi không lập quỹ chung mà chia nhau chi trả các khoản riêng trong nhà, ví dụ: vợ lo tiền ăn, chồng đóng tiền học cho con. Họ vẫn hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống, chẳng sao cả.
Tôi cũng vậy. Hiện tôi hài lòng khi để chồng giữ tiền.
Theo tôi, đồng tiền chung nên do người có kiến thức chi tiêu nắm giữ và phân bổ. Điều này đảm bảo tiêu dùng hài hòa, hợp lý, miễn là vợ chồng có sự thống nhất và minh bạch với nhau.
Tuy nhiên, dù để chồng giữ quỹ chung, nhưng không có nghĩa tôi mặc kệ để anh chịu gánh nặng chi tiêu một mình. Việc giữ tiền chưa khi nào là đơn giản. Tôi vẫn thường kiểm tra số dư chung, tự cân đối các khoản chi tiêu phù hợp với tình trạng tài chính, hỏi ý kiến nhau mỗi khi cần mua sắm đồ đắt đỏ...
Tôi không để chồng một mình trong "cuộc chiến" với tiền bạc.