Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “đặc trưng”). Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH và biến nó trở thành hiện thực. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đó phải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, phản ánh được nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Đây là đòi hỏi tất yếu nhưng rất khó khăn đối với các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH.

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Trưởng Ban biên tập:  TS. Phạm Quế Anh

Địa chỉ: Số 128A Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 3792.1489 * Fax: (024) 376 403 94

Giấy phép hoạt động số: 229/GP-TTĐT