Trẻ Học Tiếng Anh Từ Mấy Tuổi
Thành thạo tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng. Phần lớn các bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng bắt đầu học tiếng Anh sớm là điều tốt, thế nhưng nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi? Cùng ILO lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về vấn đề này nhé!
Quan điểm 3: Trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh không sớm hơn 7 tuổi
Theo một số chuyên gia, các bé nên học ngoại ngữ ở độ tuổi đã có ý thức. Họ đồng ý rằng 0-3 tuổi trẻ em có khả năng ghi nhớ nhanh, nhưng nếu không đặt bé vào môi trường tiếng Anh chuyên nghiệp, con sẽ không sử dụng nó thành thạo được. Ngoài ra các app học tiếng anh cho bé cũng rất thông dụng và phổ biến hiện nay.
Thế nhưng, trẻ sau 7 tuổi đã thành thạo tiếng mẹ đẻ và quen với việc học tập ở trường. Con có khả năng làm việc với các từ mới, mẫu câu hoặc các kiến thức ngữ pháp một cách dễ dàng hơn.
Tuy vậy, hạn chế khi cho con làm quen với tiếng Anh muộn là con có thể gặp khó khăn hơn trong phát âm và bị quá tải bởi lượng bài tập về nhà.
Nhìn chung “nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi” hiện nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Mặc dù không có độ tuổi chính xác để bắt đầu học ngoại ngữ, song phần lớn các thống kê trên thế giới khuyên ba mẹ nên cho con học tiếng Anh từ sớm và tốt hơn hết học bài bản trong môi trường mầm non.
Giảng viên Maria Kihlstedt, từ Đại học Paris Ouest Nanterre (Pháp), xác nhận rằng có một số mạch thần kinh để học một ngôn ngữ trước 7 tuổi. Vì vậy, không có lý do gì để không dạy tiếng Anh cho bé.
Hơn nữa, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng học một ngôn ngữ mới, không có tác động tiêu cực nào đối với việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Do vậy, nếu muốn dạy song ngữ cho con, hãy làm tất cả những gì mà ba mẹ có thể như đọc truyện tiếng Anh, giao tiếp một số câu thông dụng với bé, chơi trò chơi…
Phát triển tính tư duy và sáng tạo cho trẻ
Việc học song song hai loại ngôn ngữ cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh sẽ giúp não bộ phát triển, tăng sự linh hoạt cho hệ thần kinh và giúp trẻ thông minh hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp trẻ hình thành khả năng lọc thông tin, tiếp thu và xử lý kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Khi nào không nên dạy tiếng Anh cho trẻ?
Như đã nói, mỗi đứa trẻ là khác nhau. Vì thế, để biết con đã sẵn sàng học một ngôn ngữ mới hay chưa, cần căn cứ vào chính bản thân bé chứ không phải ai khác.
Không nên dạy tiếng Anh cho trẻ em nếu:
• Con gặp một số vấn đề với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình (phát âm khó, vốn từ hạn chế, khó khăn trong diễn đạt logic…)
• Bản thân ba mẹ chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hoặc chưa có đủ kỹ năng để có thể đồng hành cùng con trong việc học một ngôn ngữ mới.
Để biết con đã có thể sẵn sàng cho việc học hay chưa, bạn nên thử nghiệm. Nếu bé cảm thấy buồn chán, chống đối và không cảm thấy hứng thú trong các buổi học, hãy cho con thời gian. Tuyệt đối không nên vội vàng mà phản tác dụng. Ngược lại, nếu thấy con hào hứng thì đây là một dấu hiệu tốt để bạn nên tiếp tục. Điều quan trọng là chọn phương pháp giảng dạy phù hợp và được thử nghiệm trong thực tế.
Tóm lại, nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc nhiều ở chính bản thân mỗi bé, song cũng đừng để quá muộn. Bởi vì điều này có thể làm tuột mất những giai đoạn vàng trong phát triển ngôn ngữ của con.
Giải đáp thắc mắc cho phụ huynh nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi? Giai đoạn vàng cho trẻ học tiếng anh ba mẹ không được bỏ lỡ để trẻ phát triển toàn diện
Cách dạy tiếng anh cho con ở nhà hiệu quả
Cách dạy tiếng anh cho con ở nhà hiệu quả
Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ
Cũng giống như tiếng mẹ đẻ, việc học tiếng Anh của trẻ cũng sẽ trải qua nhiều giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Chủ yếu sẽ bước qua 5 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn này, trẻ sẽ chỉ tập trung vào việc nghe và tiếp nhận ngôn ngữ mới, không nói, không phản xạ nhiều. Thời gian có thể kéo dài từ 3-6 tháng vì thế phụ huynh đừng sốt ruột, hãy để cho trẻ có cơ hội được lắng nghe tiếng Anh thường xuyên.
Lúc này, cha mẹ cần để bé nghe các bài hát tiếng Anh, nghe các cuộc hội thoại, chơi các trò chơi có sử dụng tiếng Anh, xem phim hoạt hình tiếng Anh.. để kích thích trí não trẻ phát triển, ghi nhớ ngôn ngữ trong quá trình phản xạ, nghe đọc.
Thời gian này, trẻ có thể hiểu được các câu nói ngắn gọn, đơn giản như các từ đơn, cụm từ. Giai đoạn phản xạ tiếng Anh sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng. Cha mẹ có thể sử dụng các câu hỏi Yes/No hoăc nói các câu hỏi không cần trả lời, thậm chí là kể chuyện, giao tiếp với trẻ hàng ngày. Từ đó giúp bé bé học vốn từ và cấu trúc câu đơn giản.
Sẽ là khoảng thời gian bé bắt đầu tập tành giao tiếp bằng tiếng Anh, trẻ có thể nói các câu ngắn nhưng có thể sai ngữ pháp. Cha mẹ không cần quá lo lắng về lỗi sai đó mà hãy giúp con luyện tập nói thường xuyên. Chúng ta cho trẻ nghe các mẫu hội thoại đơn giản để quen với mẫu câu và mở rộng vốn từ giao tiếp.
Giai đoạn này, trẻ có thể hiểu được những đoạn hội thoại cơ bản và nói chuyện câu đơn giản bằng tiếng Anh. Trẻ cũng bắt đầu có khả năng suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh thay vì nghĩ tiếng Việt xong dịch ngược lại.
Cách dạy tiếng Anh hiệu quả trong giai đoạn này là phụ huynh cần đặt ra các câu hỏi để trẻ có thể kích thích sự tư duy của não bộ. Cùng với đó, cha mẹ cùng con học nối từ, kể chuyện để bé có thể trả lời và kể lại.
Lúc này, trẻ đã có thể giao tiếp bằng tiếng Anh dễ dàng, tuy nhiên vẫn cần sự hỗ trợ của môi trường bên ngoài để tiếp tục nâng cao khả năng và vốn từ của mình.
Tăng sự tò mò và hứng thú khám phá
Thông thạo tiếng Anh mở ra một thế giới thông tin rộng lớn trước mắt con. Chúng sẽ tò mò và luôn cảm thấy hứng thú khám phá, nghiên cứu những chủ đề mới.
Nên dạy tiếng Anh cho trẻ sớm như thế nào?
Ngoài việc cân nhắc nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi, ba mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn tới phương pháp.
Đối với trẻ mẫu giáo, các bài học nên kéo dài 20 – 30 phút và phải lặp lại thường xuyên. Tốt hơn hết dạy trẻ 2-3 buổi/ tuần để con có thể ghi nhớ và hình thành phản xạ tự nhiên. Tuyệt đối không ép buộc con nếu thấy bé không thích.
Thường xuyên thay đổi phương pháp học tập để không gây nhàm chán cho con, chẳng hạn như:
• Thực hiện các câu chào hỏi đơn giản bằng tiếng Anh
• Sử dụng các thẻ flashcard có hình ảnh sinh động
• Hát những bài hát tiếng Anh vui nhộn
• Đọc truyện cổ tích bằng tiếng Anh
Giai đoạn vàng tốt nhất để trẻ học tiếng Anh
Theo các chuyên gia thì việc học ngoại ngữ tốt nhất sẽ vào thời điểm trẻ từ 4-6 tuổi đến trước 14 tuổi. Bởi lúc này trẻ đã nắm bắt được tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các phản xạ, thói quen được hình thành trong đời sống. Vì thế, đây sẽ được coi là giai đoạn tốt nhất để cùng trẻ xây dựng sự tự tin với nền tảng tiếng Anh vững chắc.
Hiện nay, đã có rất nhiều trường mầm non đưa tiếng Anh vào giảng dạy cho trẻ từ rất sớm để con có thể phát huy khả năng đa ngôn ngữ. Trẻ mầm non học ngôn ngữ mới rất nhanh nếu như được học đúng phương pháp. Ba mẹ hãy cùng xem các con của trường mầm non Sakura Montessori có thể nói tiếng Anh giỏi như nào nhé!