Viêm não Nhật Bản là một dạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm này có thể được dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin. Vậy, vắc xin viêm não Nhật Bản có những loại nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau, các bạn nhé!

Vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống?

Vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Để lý giải thắc mắc này, đầu tiên cần phải hiểu rõ vắc xin sống giảm độc lực là gì, vắc xin bất hoạt là gì? Vắc xin sống giảm độc lực là vắc xin có chứa virus sống đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa. Vì là vắc xin virus sống nên nó gây ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi nhiễm trùng. Còn vắc xin bất hoạt là vắc xin được bào chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên.

Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng hiện nay được sản xuất theo 2 cơ chế khác nhau, cụ thể vắc xin Imojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp, còn vắc xin Jevax là vắc xin bất hoạt.

Vị trí tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Về vị trí tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, vắc xin được chỉ định tiêm dưới da và không được tiêm đường tĩnh mạch. Cụ thể, vị trí tiêm dưới da có thể tiêm bắp ngay vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay tại vị trí mặt trước bên đùi. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân đều mang lại hiệu quả phòng bệnh tương đương nhau và không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vị trí tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở tay hay chân còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện của người thực hiện tiêm (tùy theo kích thước vị trí cơ định tiêm dưới da).

Về thao tác thực hiện, tất cả các công tác chuẩn bị và thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đều phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm (nắp lọ vắc xin) sau khi lấy ra phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iốt (không được mở nút cao su). Kim tiêm và bơm tiêm trước khi thực hiện tiêm phải đảm bảo hoàn toàn vô trùng hoặc sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần và được sử dụng riêng cho từng người. Lọ vaccine viêm não Nhật Bản cần được lắc kỹ trước khi dùng. Đặc biệt, vắc xin viêm não Nhật Bản phải được đảm bảo với điều kiện bảo quản lạnh ở mức nhiệt độ đạt chuẩn 2 – 8 độ C.

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm, theo đúng lịch tiêm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh.

Lịch tiêm vaccine viêm não Nhật Bản

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, không phân biệt độ tuổi hay đối tượng. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm đến 75% tổng số ca mắc). Đáng lo ngại, có đến 80% trường hợp mắc bệnh do không hoàn thành phác đồ tiêm chủng đúng và đủ mũi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, đặc biệt các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tham khảo thêm phác đồ tiêm viêm não Nhật Bản tại đây: Lịch tiêm viêm não Nhật Bản

Tổng hợp phản ứng sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn cần được theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và 48 tiếng tại nhà (đặc biệt theo dõi lúc ban đêm). Nếu các biểu hiện sau xuất hiện, bạn có thể yên tâm, vì chúng là những biểu hiện bình thường, hầu hết sẽ biến mất trong 1 – 2 ngày: Sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), ớn lạnh, đau, hơi ngứa, hơi nóng tại vị trí tiêm, ăn uống kém hơn bình thường,… Lúc này, bạn cần như xử trí như sau:

– Mặc quần áo mềm mại, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.

– Bổ sung dinh dưỡng như hàng ngày. Ngoài ra, có thể uống thêm nước hoa quả, nước cháo loãng,…

Nên uống thêm nước hoa quả sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

– Nếu sốt trên 38,5 độ C: Cởi bớt quần áo, chườm ấm trán, nách, bẹn và sử dụng thuốc hạ sốt ( 4 – 6 giờ/lần, 24 giờ không dùng quá 4 lần).

– Không bôi cũng như đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm,…

Trường hợp các biểu hiện bất thường sau xuất hiện: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, li bì, lơ mơ; khó thở, thở nhanh và nông, thở rít, da tím tái; phát ban, môi sưng, mí mắt sưng; nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại;…; bạn phải được đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, trong bài viết, Thu Cúc TCI đã chia sẻ với bạn câu trả lời cho câu hỏi có những loại vắc xin viêm não Nhật Bản nào. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đủ mũi, đúng lịch là cách an toàn, hiệu quả và tốt nhất để khắc chế virus viêm não Nhật Bản, hạn chế những rủi ro vĩnh viễn từ biến chứng thần kinh, vận động của bệnh viêm não Nhật Bản.

Độ tuổi nào nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?

Mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus JEV đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay. Về độ tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ phù thuộc vào loại vắc xin người tiêm sử dụng. Trong đó, vắc xin Imojev được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, còn vắc xin Jevax được sử dụng tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Ngoài tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản, để chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ em và người lớn cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng bệnh như: Giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở, chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi.

Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Cũng tương tự như các loại vắc xin khác và bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, người tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm thông thường, không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phản ứng tại chỗ phổ biến như: Đỏ, ngứa, sưng, đau,… Các phản ứng phụ toàn thân như: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ,… ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.

Các phản ứng phụ vừa và nghiêm trọng sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều. Các triệu chứng được cảnh báo sốc phản vệ gồm: Khó thở, tức ngực, thở rít; nổi mề đay, phù mạch nhanh; đau bụng hoặc nôn; tụt huyết áp hoặc ngất; rối loạn ý thức,…

Do vậy, theo dõi các phản ứng sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm tất cả vắc xin, kể cả vắc xin viêm não Nhật Bản, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, vừa và nặng. Ngoài ra, sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các triệu chứng đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.