Đường Giải Phóng Thuộc Quận Nào
Việc bàn giao mặt bằng Dự án xây dựng 1/2 cầu Đền Lừ và tuyến đường 2,5 phía Bắc khu công nghiệp Vĩnh Tuy được quận Hoàng Mai tổ chức hôm 6/2. Đây là dự án trọng điểm kết nối giao thông các khu dân cư của quận Hoàng Mai, được kỳ vọng tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó, có việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dự án đã chậm tiến độ.
Xuân Phương đang ngày một phát triển
Do định hướng của thành phố, đường xá hạ tầng giao thông phát triển, kéo theo đó là nhiều chủ đầu tư bất động sản cũng tham gia phát triển các loại hình nhà ở, chung cư, liền kề trong vùng đã khiến giá đất ở Xuân Phương ngày càng tăng cao, thậm chí đã có tuyến đường được mệnh danh là "dát vàng" tại Xuân Phương. Hiện tại đang có 4 tuyến đường sắp được triển khai giúp kết nối với những phường, quận trong khu vực dễ dàng hơn.
Ngoài ra, qua bên kia đại lộ Thăng Long là khu vực Tây Mỗ - Đại Mỗ cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, có thể kể đến như khu đô thị Vinhomes Smart City, Imperia Smart City hay Geleximco. Có thể nói, bất động sản phía Tây đang được nâng cấp cực kỳ mạnh mẽ, mặc dù năm 2020 vừa qua đã kìm hãm đà phát triển của khu vực nhưng trong tương lai gần, Tây Hà Nội sẽ rất sầm uất và sôi động.
Thắng lợi liên tiếp trên các chiến trường Tây Nguyên, miền Trung trong những tháng đầu năm 1975 làm cho cục diện chiến trường thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sự nghiệp cách mạng của quân và dân ta ở miền Nam. Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Ban Chỉ huy chiến dịch giải phóng thị xã Vị Thanh.
Lúc này, lực lượng địch tại thị xã Vị Thanh có trên 2.500 tên, bao gồm quân chủ lực 405 tên, bảo an 496 tên, cảnh sát 576 tên, phòng vệ dân sự 105 tên, phòng vệ xung kích và bọn tề 590 tên,... Nhiệm vụ chủ yếu của địch là phòng thủ bảo vệ bộ máy ngụy quyền tỉnh Chương Thiện, căn cứ Trung đoàn 31 (Sư đoàn 21 ngụy), hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406, sân bay Vị Thanh,…
Về phía ta, ngày 26-4-1975, tại vườn ông Xã Ba, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Ban Chỉ huy chiến dịch giải phóng thị xã Vị Thanh 1 tổ chức cuộc họp xây dựng phương án chiến đấu.
Cuộc họp đi đến thống nhất sử dụng 3 đại đội biệt động (307, 308, 309), du kích 3 vùng (Vùng I, II, III), 2 tiểu đoàn Quyết Thắng 1, 2 (Quân khu 9 tăng cường), 2 đại đội địa phương quân huyện Long Mỹ (97, 98) và Đội pháo (2 khẩu pháo 105mm và 500 viên đạn),... Thời gian nổ súng được thống nhất là đêm 1 tháng 5 năm 1975.
Trong quá trình quân và dân thị xã Vị Thanh đang gấp rút tiến hành các mặt công tác chuẩn bị phục vụ cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy thì nhận được tin Sài Gòn giải phóng vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, tiếp đến thành phố Cần Thơ giải phóng vào lúc 15 giờ ngày 30-4-1975. Từ đó, khí thế cách mạng của quân và dân thị xã Vị Thanh phát triển lên cao, tất cả sẵn sàng đợi lệnh nổ súng tiêu diệt kẻ thù để giải phóng quê hương.
Trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, Ban Chỉ đạo giải phóng thị xã Vị Thanh quyết định thời gian nổ súng diễn ra sớm hơn 12 giờ (tiến hành lúc 5 giờ sáng ngày 1-5-1975) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị: Tiểu đoàn Quyết Thắng 2 phụ trách đánh Bộ Tư lệnh tiền phương Sư đoàn 21 và căn cứ Trung đoàn 31 ngụy; Đại đội 307 và du kích Vùng II đánh chiếm hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406; Đại đội 308 và du kích Vùng III phối hợp cùng tiểu đoàn Quyết Thắng 1 đánh chiếm tiểu khu Chương Thiện; Đại đội 309 phối hợp cùng 2 đại đội 97, 98 địa phương quân huyện Long Mỹ đánh chiếm căn cứ đại đội 18 giang thuyền, sân bay Vị Thanh và Trung tâm yểm trợ tiếp vận; Du kích Vùng I phối hợp lực lượng binh vận thị xã, được tăng cường 1 phân đội cối 82mm đánh chiếm chi khu Đức Long; lực lượng an ninh vũ trang thị xã phối hợp với lực lượng an ninh vũ trang tỉnh đánh chiếm Ty Cảnh sát ngụy; nhân dân đồng loạt nổi dậy giải phóng các điểm còn lại trên địa bàn thị xã Vị Thanh.
Đúng theo hiệp đồng, 5 giờ sáng ngày 1-5-1975, các mũi tiến công của ta đồng loạt nổ súng đánh vào các đồn bót, căn cứ quân sự của địch trên địa bàn thị xã Vị Thanh.
Tại mũi tiến công vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 và căn cứ Trung đoàn 31 ngụy, sau khi kết thúc đợt pháo kích bằng pháo 105mm do Mặt trận giải phóng thị xã chi viện, ta sử dụng loa phóng thanh kêu gọi địch đầu hàng. Quân ngụy trong căn cứ cử người ra thương lượng với ta, nhưng chưa chịu đầu hàng. Tiểu đoàn Quyết Thắng 2 tiếp tục dùng loa phóng thanh kết hợp cơ sở nội tuyến của ta ở Trung đoàn 31 ngụy kêu gọi địch buông súng, ta cử đại diện vào căn cứ thuyết phục địch đầu hàng. Đến 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, địch mới chịu đầu hàng và giao nộp vũ khí cho chính quyền cách mạng, ta làm chủ căn cứ Trung đoàn 31 ngụy.
Tại mũi tiến công vào tiểu khu Chương Thiện, trận đánh giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt, bộ đội lợi dụng từng ngôi nhà, từng góc phố chiến đấu và từng bước áp sát tiểu khu.
Nhận thấy tình hình diễn ra theo chiều hướng bất lợi, đại tá Hồ Ngọc Cẩn dùng máy vô tuyến điện liên hệ Trung đoàn 31, các trận địa pháo Vịnh Chèo, Đức Long để chi viện nhưng không được, hắn ra lệnh cho binh lính lái xe Jeep xuống Trung đoàn 31 liên hệ lực lượng hỗ trợ.
Tuy nhiên, khi chiếc xe chạy gần đến căn cứ Trung đoàn 31, hắn mới biết bọn địch ở đây đã đầu hàng nên ra lệnh cho xe quay trở lại. Trên đường trở về tiểu khu Chương Thiện, chiếc xe Jeep chở Hồ Ngọc Cẩn bị bộ đội của tiểu đoàn Quyết Thắng 1 phát hiện dùng xe thiết giáp (chiếm được của địch trước đó) chặn lại và bắt sống tại ngã ba đường Lê Văn Duyệt - Ký Con (ngã ba đường 30/4 - Nguyễn Việt Hồng hiện nay) lúc 8 giờ ngày 01-5-1975.
Sau đó, ta buộc đại tá Hồ Ngọc Cẩn sử dụng máy vô tuyến điện kêu gọi binh lính trong tiểu khu và các điểm còn lại đầu hàng. Ta nhanh chóng làm chủ Dinh tỉnh trưởng Chương Thiện. Đại đội 308 biệt động phát triển đội hình chiến đấu đến khu vực cầu Lữ Quán thì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của ổ đề kháng địch. Đến khi hay tin ta chiếm được Dinh tỉnh trưởng thì binh lính mới chịu buông súng đầu hàng, Đại đội 308 vào tiếp quản Tòa Hành chính.
Tại hậu cứ tiểu đoàn bảo an 406, do lực lượng địch rất đông (khoảng 300 tên), nên mũi tiến công của Đại đội 307 không phát triển đội hình vào bên trong được. Trước tình hình trên, Đại đội 307 quyết định ngừng bắn để cho cha mẹ, vợ con binh sĩ địch vào bên trong thuyết phục chồng, con bỏ súng quay về với gia đình. Đến 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, khi hay tin Dinh tỉnh trưởng thất thủ, đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắt, lực lượng địch tại hậu cứ mới chịu đầu hàng.
Trên hướng tiến công của Đại đội 309 và 2 đại đội địa phương quân huyện Long Mỹ, ta nổ súng tiêu diệt 15 tên địch, nhanh chóng làm chủ căn cứ của đại đội 18 giang thuyền. Tiếp đến, ta phát triển đội hình đánh chiếm sân bay, bắt được 8 tên, thu 5 máy PRC25 và nhiều vũ khí, nhưng chưa làm chủ được trận địa. Đến 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, hay tin lực lượng cách mạng đã chiếm được tiểu khu Chương Thiện, bọn địch tại đây mới chịu đầu hàng, ta nhanh chóng làm chủ sân bay, thu nhiều vũ khí và bắt được nhiều tù binh.
Tại chi khu Đức Long, lực lượng vũ trang và khoảng 500 quần chúng kết hợp cùng với cha mẹ, vợ con binh sĩ kéo đến kêu gọi chồng con ra đầu hàng. Địch cử tên thiếu tá Võ Hồng Xuân, Quận trưởng ra cổng thương lượng với đại diện ta. Trong lúc hai bên đang thương lượng, quần chúng kéo nhau tràn vào chi khu. Trước tình thế trên, tên Quận trưởng phải đầu hàng, quân ta làm chủ chi khu. Lúc sau, có khoảng 200 tên địch từ Thác Lác kéo về, quan sát thấy cờ của Mặt trận treo ở chi khu Đức Long, đã giương cờ trắng, gặp cán bộ ta xin đầu hàng và giao nộp vũ khí.
Trên hướng tiến công vào Ty Cảnh sát ngụy, lực lượng an ninh nổ súng đánh vào lô cốt địch ở Cầu Đen và doanh trại cảnh sát dã chiến. Khi ta ngưng tiếng súng, bọn địch trong Ty Cảnh sát dùng loa yêu cầu ta ngừng nổ súng để hai bên thương lượng. Trong cuộc tiếp xúc giữa đại diện của ta với tên trung tá Võ Văn Đường, Trưởng Ty Cảnh sát, lúc đầu hắn chưa chịu đầu hàng mà chờ lệnh của cấp trên. Nhưng khi nghe đại diện của ta thuyết phục và nhận thấy tình thế không thể đảo ngược được nên bọn địch ở đây đã đồng ý đầu hàng. Quân ta tiến vào làm chủ Ty Cảnh sát, mở khám giải thoát cho 20 tù chính trị, bắt sống được 165 tên.
Cùng thời gian trên, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân trên địa bàn thị xã Vị Thanh đồng loạt nổi dậy chiếm nhiều căn cứ, đồn bót địch ở 14 điểm khác nhau tại Vị Thiện, Vị Tín, Vị Hưng, Vị Thành, Nhà Đèn, Công chánh, bệnh viện, Ty Nông nghiệp, Phòng Tuyển mộ nhập ngũ,… thu trên 500 khẩu súng giao nộp cho chính quyền cách mạng.
Hưởng ứng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, quân và dân thị xã Vị Thanh đã phối hợp nhịp nhàng với bộ đội chủ lực Quân khu 9, địa phương quân huyện Long Mỹ, an ninh vũ trang tỉnh đồng loạt tiến công đập tan cơ quan đầu não chính quyền tỉnh Chương Thiện, hỗ trợ kịp thời cho quần chúng nổi dậy làm tan rã hệ thống ngụy quân, ngụy quyền các cấp, giải phóng hoàn toàn thị xã Vị Thanh và lúc 9 giờ 30 phút ngày 1-5-1975.
Ban Khoa học quân sự, Bộ CHQS tỉnh Hậu Giang
- Lịch sử lực lượng vũ trang thị xã Vị Thanh (1966-1975), NXB. QĐND, 2013, tr.101-110.
- Lịch sử lực lượng biệt động thị xã Vị Thanh (1966-1975), NXB. CTQG, 2015, tr.174-180.
Kết quả điều tra của Cục An ninh điều tra cho thấy, có 45 doanh nghiệp vay nhượng, mua bán 2,23 triệu tá hạn ngạch, sản phẩm các loại, tổng số tiền dùng trong giao dịch mua bán lên đến gần 2 triệu USD vào thời điểm Thủ tướng Chính phủ cấm việc buôn bán hạn ngạch. Các doanh nghiệp “chạy” quota bằng cách nào, cán bộ nhận hối lộ ra sao và nhiều người “mượn gió bẻ măng” để trục lợi ra sao?... Những nội dung này đang được TAND TPHCM làm rõ.
Lai Wai Hung (bìa phải) tại tòa. Ảnh: H.N.
Kể từ khi nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (TM) Mai Văn Dâu ký 3 quyết định có nội dung trái với chỉ đạo của Thủ tướng, cho phép các doanh nghiệp mua bán hạn ngạch (quota) dệt may đã dẫn đến việc “chạy” quota diễn ra rầm rộ, trong đó, điều kiện tiên quyết là có mối quan hệ với các quan chức.
Do được Nguyễn Thị Kim Oanh giới thiệu, Bùi Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Tomotake Hà Nội được ông Lai Wai Hung (Phó Tổng GĐ Công ty Sundance) và ông Tsang Tak Lung (Tổng GĐ Công ty Leader One VN) ký hợp đồng ủy quyền làm đại diện xin xét hạn ngạch.
Theo thỏa thuận, khi xin được hạn ngạch, Tuấn sẽ được hưởng 3USD/tá (12 cái). Số tiền hai công ty này chuyển cho Tuấn là hơn 230.000USD, tương đương 20% hợp đồng. Thực chất là để “chạy” quota, dù Tuấn cũng không hề quen ông Dâu. Vì thế, Tuấn phải nhờ đến Nguyễn Cương, bấy giờ là Phó Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM và đưa cho Cương 4 lần tiền, tổng cộng 140.000USD. Số tiền này ông Cương khai đến tận nhà riêng của ông Dâu đưa 17.000USD và ông Lê Văn Thắng là 10.000USD. Thậm chí Tuấn và Cương còn dẫn ông Dâu đi mua đất tặng ông nhưng sau đó sự việc không thành.
Mai Thanh Hải, chuyên viên Vụ XNK (con trai Mai Văn Dâu) cũng bị xác định đã nhận 560 triệu đồng của ông Đặng Vũ Quang để “chạy” hạn ngạch cho Công ty Qualitex. Dù nhận số tiền và Hải không hề “động thủ” gì nhưng công ty này vẫn được cấp hạn ngạch do cấp đúng tiêu chuẩn. Vì thế cơ quan công tố truy tố Hải tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và sau đó còn phát hiện cả tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” – vì Hải xài bằng tốt nghiệp đại học giả.
Ông Nguyễn Cương khai đã 6 lần đưa đại diện của các công ty TNHH Sundance, Leader One, Đế Vương, Lawn Yard đến nhà riêng của Mai Văn Dâu để xin quota. Trong đó, có 5 lần Mai Văn Dâu đã nhận công văn kèm hồ sơ và trực tiếp xét duyệt, bút phê vào 7 văn bản xin cấp hạn ngạch.
Điều đáng nói, trong hồ sơ của Công ty Đế Vương có nêu về việc “bị đoàn kiểm soát hải quan Hoa Kỳ lập danh sách đen”. Thế nhưng Mai Văn Dâu vẫn bỏ ngoài tai chi tiết nêu trên. Trong đó, việc “chạy” của Công ty Leader One không thành, Tsang đòi tiền nhưng Tuấn và Cương không trả nên đã tố cáo đến Bộ Công an. Hậu quả là các bị cáo đều... hầu tòa.
Tương tự như thế, Trần Kim Dung là giám đốc và Trần Thu Lan, phó giám đốc Công ty May Á Châu (TPHCM) đã nhờ Bùi Thị Huyền Nga “mai mối” đến tận nhà riêng của Lê Văn Thắng để xin quota. Liên tục 17 lần bay ra Hà Nội, tất cả hồ sơ đều được ông Thắng bút phê “kính chuyển...” dù lúc đó Bộ đã ngưng cấp hạn ngạch. Và đương nhiên lần nào cũng có phong bì. Không chỉ xin quota cho mình, bà Dung còn chạy quota cho cả Công ty QMI và còn dư đem bán lại kiếm lời!
Theo lời khai, Nguyễn Cương đã đưa cho ông Dâu 6 lần tiền, tổng số 38.000 USD và đưa cho ông Thắng nhiều phong bì. Nhưng ông Dâu chỉ khai nhận có 4 lần, với 6.000 USD, còn Thắng thì phủ nhận hoàn toàn. Sau đó ông Dâu còn xin thay đổi lời khai với nội dung không hề nhận tiền của Nguyễn Cương nhưng cơ quan điều tra không chấp nhận. Và cuối cùng, cơ quan điều tra chỉ truy tố ông Dâu trên cơ sở số tiền nhận hối lộ khiêm tốn là... 6.000USD.
Trường hợp của bị can Lê Văn Thắng (nguyên Vụ phó Vụ XNK) cũng vậy. Theo lời khai của Nguyễn Cương, Trần Thu Lan, Trần Kim Dung và Võ Thị Thanh Hằng thì 3 người này đưa cho Thắng tổng cộng trên 61.000 USD để được cấp hạn ngạch. Tuy nhiên, Thắng chỉ thừa nhận có 18.000 USD. Do không có cơ sở chứng minh những lời khai trên nên cơ quan điều tra chỉ truy cứu Lê Văn Thắng nhận hối lộ... 18.000 USD. Ngoài ra, Trần Thu Lan còn khai đưa tiền cho Nguyễn Việt Phú (chuyên viên Vụ XKN), nhưng Phú phủ nhận nên cơ quan điều tra không có cơ sở để xác định đương sự này nhận tiền.
Dư luận đặt ra, vì sao trong vụ án này, cơ quan điều tra chấp nhận bị cáo khai bao nhiêu truy cứu bấy nhiêu. Liệu điều đó có bỏ lọt hoặc xử nhẹ tội phạm?!.
Sáng nay, HĐXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Cương, nguyên Phó Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM. Vẫn như lời khai hôm qua, Nguyễn Cương chỉ nhận đưa hối lộ cho Mai Văn Dâu tổng cộng 4 lần với số tiền chỉ 6.000USD, đúng số tiền mà ông Dâu bị VKS truy tố. Khác với cáo trạng, nhiều lần Nguyễn Cương khai với cơ quan điều tra là đã hối lộ cho ông Dâu 36.000USD và biếu cho Mai Thanh Hải (con trai ông Dâu) 2.000USD để… lấy thiện cảm.
Cũng tại cơ quan điều tra, Nguyễn Cương còn khai nhận đã hối lộ cho Lê Văn Thắng (Vụ phó Vụ XNK) 30.000USD nhưng hôm nay tại phiên tòa, Cương chối toàn bộ. “Trong bản khai do tự bị cáo viết có ghi đã chi cho ông Dâu và Thắng 66.000USD và phần kết, bị cáo còn ghi “trước đây do nhận thức không đầy đủ, sợ khai nhiều thì tội nặng, nay đã nhận thức đầy đủ nên tôi khai thành khẩn để nhận khoan hồng”, vậy tại sao nay bị cáo lại chối?”- HĐXX hỏi. Ông Cương: “Do sức khỏe yếu, do sợ ô danh truyền thống gia đình, ăn chặn, ăn bớt… nên trước đây khai sai, nay xin khai lại”. Khi bị hỏi vậy 140.000 USD nhận từ tay Tuấn mà không chi cho các quan chức để chạy hạn ngạch như lời hứa thì có nghĩa là bị cáo lừa đảo? Ông Cương trả lời “Do trong còn thời gian giải quyết”. Hôm nay, HDXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Lai Wai Hung và một số bị cáo khác.