Lô 301A, số 08 ngõ 10 Đại Lộ Thăng Long, Khu đô thị Mễ trì thượng, (tổ 5 Mễ Trì Thượng), phường mễ trì, quận Nam từ liêm Hà Nội

Cách xác định thuế TNCN người nước ngoài phải nộp

Quy định về thuế TNCN đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phụ thuộc vào 2 trường hợp: Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân cư trú và Thuế TNCN với người nước ngoài không cư trú.

Thu nhập chịu thuế TNCN người nước ngoài

Có 2 trường hợp thu nhập chịu thuế của người lao động nước ngoài, làm việc tại Việt Nam:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương tự tiền lương, tiền công, các khoản thù lao, trợ cấp. Bao gồm cả tiền nhà, tiền điện nước, điện thoại do người sử dụng lao động trả hộ.

Là các khoản thu từ kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, thu nhập từ chuyển nhượng vốn và bất động sản tại Việt Nam. Hoặc thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, bao gồm: quỹ đầu tư, trái phiếu, cổ phiếu.

Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân không cư trú

Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định, cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện cá nhân cư trú như ở mục 2.1.1.

Khác với cá nhân cư trú, cá nhân không cư trú khi tính thuế TNCN không được giảm trừ gia cảnh. Vì thế, người nước ngoài là cá nhân không cư trú chỉ cần có thu nhập chịu thuế (>0) sẽ phải nộp thuế.

Chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công, người lao động nước ngoài không cư trú sẽ phải đóng thuế 20%/thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, các trường hợp có đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, bảo hiểm, quỹ hưu trí (tự nguyện) sẽ được khấu trừ.

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, cách tính thuế với cá nhân không cư trú như sau:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Thuế TNCN với người nước ngoài là cá nhân cư trú

Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định, cá nhân cư trú là người đáp ứng các điều kiện:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức lương phải nộp thuế TNCN đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú, có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 11.000.000đ/tháng.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 15.400.000đ/tháng.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công tăng thêm 4.400.000đ/tháng.

Mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Người nước ngoài ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, trong trường hợp này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính giống với người Việt Nam ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Công thức tính số thuế phải nộp như sau:

Thu nhập tính thuế được tính theo công thức:

Các khoản thu nhập được miễn thuế

Thuế suất theo lũy tiến từng phần như sau: Thuế suất cho đối tượng cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên gồm 7 bậc thuế lũy tiến.

Lưu ý các quy định về TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam khi kê khai

Việc kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài cũng sẽ được chia thành 2 trường hợp: cá nhân tự làm và ủy quyền cho doanh nghiệp.

Quy định về thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Thuế TNCN đối với người nước ngoài tại Việt Nam là khoản thuế áp dụng trên thu nhập người nước ngoài phát sinh trong quá trình làm việc tại Việt Nam. Thuế TNCN cho người nước ngoài được tính dựa trên tình trạng cư trú và thu nhập chịu thuế.

Việc người nước ngoài nộp thuế TNCN khi làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi giữa người dân trong nước và người nước ngoài, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Chính sách này giúp Nhà nước quản lý tình trạng kinh doanh của người nước ngoài, khuyến khích tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật.

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ quyết toán thuế TNCN tại terra

TỔNG QUANViệt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).Kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông, Vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắcViệt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc.Khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng:

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông.

Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11).Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

Lễ hội truyền thống trong văn hóa Việt NamLễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa.Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v.Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội.Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

VIỆT NAM HÔM NAYViệt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam.Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.

NHỮNG AI CHƯA ĐẾN VIỆT NAM HẲN SẼ BẤT NGỜ VÌ NHỮNG CẢNH THIÊN NHIÊN ĐA DẠNG GÓI GỌN TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC. DU LỊCH VIỆT NAM LÀ THA HỒ CHỌN LỰA GIỮA VÔ VÀN CẢNH ĐẸP NƠI ĐÂY.

Miền Bắc Việt Nam là một vùng núi non xen lẫn thung lũng mênh mông. Các tỉnh thành phía Bắc nổi tiếng nhờ những thửa ruộng bậc thang xanh mướt màu lúa non, ngả sang vàng óng vào mùa gặt. Tại miền Trung, những con sông, đầm nước duy trì cuộc sống yên bình và những bãi cát trắng trải theo đường bờ biển. Dòng sông Mê Kông trôi qua các tỉnh miền Nam tạo thành một vùng đồng bằng màu mỡ, nuôi dưỡng các khu rừng đước và cù lao hai bên bờ.

Ở Việt Nam, những bãi biển luôn gần bên bạn. Du khách yêu biển xanh và cát trắng tha hồ lựa chọn giữa các điểm đến trải dài trên đường bờ biển. Các hòn đảo của Nha Trang hay Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng làn nước xanh như ngọc, cát mềm mịn, và những rạn san hô rực rỡ. Cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ một chuyến bay ngắn, những chú rùa đẻ trứng trên bãi cát hoang sơ của Côn Đảo.

Trong rất nhiều điểm đến ấn tượng của Việt Nam, nổi bật hơn cả là các kỳ quan đẳng cấp thế giới. Vịnh Hạ Long, chỉ hai giờ đi đường từ Hà Nội, được ghép lại bởi vô số núi đá vôi mọc lên từ mặt nước tĩnh lặng. Sapa cũng là một điểm đến không thể bỏ qua, nơi những dãy núi hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp dẫn du khách đi từ tuyệt tác này đến tuyệt tác khác của thiên nhiên.

VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ SỰ KẾ THỪA TỪ QUÁ KHỨ HÀNG NGHÌN NĂM. XUYÊN SUỐT LỊCH SỬ, NGƯỜI VIỆT LUÔN TỰ HÀO VỀ MỘT MỐI LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI PHONG TỤC VÀ TRUYỀN THỐNG.

DI SẢN THẾ GIỚITám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.

VĂN HÓA HÈ PHỐNhững con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

CÁC BẢN SẮC DÂN TỘCViệt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

LINH HỒN CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM NẰM Ở NGUYÊN LIỆU TƯƠI NGON. KHÁM PHÁ CÁC MÓN ĂN TUYỆT VỜI TRÊN KHẮP ĐẤT NƯỚC NÀY LÀ MỘT HÀNH TRÌNH KHÔNG BAO GIỜ CÓ HỒI KẾT.

MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐNhững “nhà hàng” chất lượng nhất Việt Nam nằm ngay trên vỉa hè. Đi theo hương khói nướng trên các con phố Hà Nội để đến với một hàng bún chả tuyệt ngon, hoặc đón gói xôi dẻo thơm từ chiếc thúng mây ủ chăn ấm. Không gì đậm chất Việt Nam hơn ổ bánh mì giòn tan cho bữa sáng, hay xì xụp bát phở vào những ngày đông. Chúc ngon miệng!

ẨM THỰC VÙNG MIỀNĐặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

VĂN HÓA CÀ PHÊMùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.