Lá Cách Có Tốt Cho Sức Khỏe Không
Thẩm thấu ngược được đánh giá là một trong những hình thức lọc nước hiệu quả nhất vì không giống như các hệ thống lọc hóa học hoặc carbon, sử dụng một số vật liệu nhất định để thu hút hoặc nhắm trực tiếp vào các chất gây ô nhiễm trong nước, thẩm thấu ngược hoạt động bằng cách đẩy nước qua vật liệu lọc cực nhỏ.
Lọc nước thẩm thấu ngược hoạt động như thế nào?
Thông thường, thẩm thấu là quá trình các phân tử sẽ đi qua màng từ dung dịch có nồng độ yếu hơn sang dung dịch có nồng độ mạnh hơn cho đến khi cả hai dung dịch có cùng nồng độ. Thẩm thấu ngược vẫn là quá trình thẩm thấu cơ bản tương tự, nó chỉ đơn giản bao gồm việc tăng áp suất cao hơn để di chuyển các phân tử nước ra khỏi dung dịch mạnh hơn (nước bị ô nhiễm) và vào dung dịch yếu hơn (nước tinh khiết).
Do các lỗ siêu nhỏ trên bộ lọc màng bán thấm, thẩm thấu ngược không chỉ loại bỏ các chất gây ô nhiễm có thể nhìn thấy rõ ràng như trầm tích và vật liệu hữu cơ lớn hơn mà thậm chí còn có thể loại bỏ các chất hòa tan trong nước. Với cách xử lý lọc nước này khiến thẩm thấu ngược thậm chí sẽ loại bỏ các khoáng chất có lợi có trong nước, nghĩa là nhiều hệ thống thẩm thấu ngược sẽ cho nước chảy ngược qua các lớp khoáng để bổ sung các khoáng chất tích cực đó vào nước.
Không giống như các loại lọc nước khác, thẩm thấu ngược không cần năng lượng nhiệt mà thay vào đó sử dụng một áp suất cực cao. Ví dụ, nước lợ (ở các vịnh và cửa sông) sẽ cần áp suất từ 200 đến 400 áp suất trên mỗi inch vuông (psi) để đẩy nước qua màng thẩm thấu ngược và loại bỏ muối.
Tham khảo một sơ đồ cấu tạo máy lọc nước gia đình. Ảnh: Internet
Lợi ích của lọc nước thẩm thấu ngược
Một số lợi ích của hệ thống lọc nước thẩm thấu ngược bao gồm:
Bộ lọc thẩm thấu ngược loại bỏ gần như tất cả các chất gây ô nhiễm
Thẩm thấu ngược được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước. Ngay cả các bộ lọc thẩm thấu ngược cấp dân dụng cũng có thể loại bỏ tới 99% chì, amiăng và 82 chất gây ô nhiễm bổ sung khác.
Bản chất vi mô của màng lọc thẩm thấu ngược có thể lọc không chỉ các chất gây ô nhiễm lớn hơn mà hầu hết các hệ thống lọc nước bắt được mà còn thực sự có thể loại bỏ các chất hòa tan và khoáng chất trong nước. Điều này là do màng về cơ bản sẽ tách nước thành các phân tử cơ bản khi nó đi qua.
Đối với những cộng đồng mà lựa chọn duy nhất khác về nước uống là từ chai nhựa dùng một lần, thẩm thấu ngược có thể là một lựa chọn an toàn hơn và thân thiện với môi trường hơn. Mặc dù thẩm thấu ngược lãng phí rất nhiều nước, việc chất đống chai nước bằng nhựa tại các bãi chôn lấp và gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất nhựa mang lại một nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường cao hơn.
Nước ít khoáng có thể cần thiết cho một số mục đích sử dụng
Một số mục đích sử dụng nước nhất định có thể được hưởng lợi từ nước được lọc qua thẩm thấu ngược. Ví dụ, có đầu bếp nhận thấy nước được lọc bằng thẩm thấu ngược giúp món ăn ngon hơn vì nó không có khoáng chất, bao gồm cả florua được bổ sung.
Người nuôi cá hoặc san hô trong bể cá tại nhà có thể trang bị hệ thống thẩm thấu ngược để cung cấp cho vật nuôi thủy sinh nguồn nước tinh khiết nhất, không chứa chất gây ô nhiễm của con người hoặc bổ sung khoáng chất.
Các lựa chọn thay thế cho lọc nước thẩm thấu ngược
Mặc dù lọc thẩm thấu ngược là một trong những hình thức lọc nước hiệu quả nhất hiện có nhưng chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi hầu hết nước máy đều có thể uống được (có thể uống được theo tiêu chuẩn của WHO, EU và EPA) và có chất lượng rất cao.
Nên xem xét các hệ thống lọc đơn giản hơn, hiệu quả hơn được thiết kế để cải thiện hương vị và loại bỏ nguy cơ chất gây ô nhiễm có thể vẫn còn trong nước máy như sử dụng bộ lọc than hoạt tính có tác dụng bẫy các chất gây ô nhiễm trong than hoạt tính khi nước đi qua.
Những hệ thống này có giá cả phải chăng hơn nhiều và gần như bất kỳ ai cũng có thể cài đặt. Chúng cũng không lãng phí nhiều nước mà vẫn giữ được các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Không thể phủ nhận lọc nước thẩm thấu ngược là một trong những hình thức lọc nước hiệu quả nhất hiện nay nhưng cơ bản nó được thiết kế để cung cấp nước ngọt ở những khu vực khan hiếm nước an toàn và khử muối trong nước biển để có thể uống được. Hệ thống lọc thẩm thấu ngược là phương pháp tốt nhất cho những người không có khả năng tiếp cận với bất kỳ nguồn nước ngọt nào hoặc những người cần nước cực kỳ tinh khiết cho các mục đích sử dụng cụ thể.
Những quan điểm khác nhau về nước RO
Khi nói đến việc cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, thế giới đã có nhiều cuộc thảo luận về nguồn nước tối ưu. Một số người cho rằng uống nước đóng chai hoặc nước lọc là cách duy nhất để tránh các mối nguy hại cho sức khỏe, trong khi những người khác cho rằng uống nước máy sạch, nước đun sôi đơn giản cũng an toàn. Thậm chí còn có nhiều tranh cãi liên quan đến việc liệu uống nước thẩm thấu ngược (RO) có tốt cho sức khỏe hay không. Nhiều người không đánh giá cao ưu điểm của nước RO và cho rằng đây không phải là loại nước uống lý tưởng. Việc tiêu thụ nước RO có thể không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào vì đây chỉ là nước thường.
Có ý kiến cho rằng việc tiêu thụ nước RO dường như là vô nghĩa và không mang lại kết quả vì nó loại bỏ các thành phần quan trọng khỏi nước. Thậm chí có người còn viện dẫn một số đánh giá của WHO về sự hiện diện của nồng độ tối thiểu/tối ưu của canxi và magie trong nước uống biểu thị “hàm lượng năng lượng”. Do đó, mặc dù máy RO rất hiệu quả trong việc làm sạch nước nhưng chúng cũng loại bỏ canxi và magie, những nguyên tố chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng. Vì vậy, họ cho rằng việc tiêu thụ lâu dài nước có tính acid, không có các yếu tố thiết yếu do máy lọc RO tạo ra không tốt cho sức khỏe.
Theo BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, nước lọc RO có ưu điểm rất sạch và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ không bao giờ khuyên bệnh nhân uống nước để bổ sung khoáng chất hay vitamin, mà lời khuyên của bác sĩ chỉ đơn giản là uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Con người không dựa vào nước uống để lấy chất dinh dưỡng. Chức năng của nước trong cơ thể con người thường gồm các chức năng chính sau: tiêu hóa thức ăn, vận chuyển chất dinh dưỡng, tuần hoàn máu, bài tiết chất thải, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/nuoc-loc-ro-la-loai-nuoc-gi-co-tot-cho-suc-khoe-khong-169230924222927492.htm
Nghiên cứu muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa thời gian ngồi và đứng hàng ngày với bệnh tim mạch (CVD) như bệnh động mạch vành, suy tim, đột quỵ cũng như bệnh tuần hoàn tư thế (OCD) như hạ huyết áp tư thế, giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch mãn tính, loét tĩnh mạch. Người tham gia - độ tuổi trung bình là 61 - đeo thiết bị trên cổ tay hơn 16 giờ/ngày và liên tục gần 7 năm để các nhà khoa học thu thập dữ liệu hoạt động lẫn tư thế cơ thể.
Ở tư thế ngồi, nghiên cứu rút ra kết luận tương tự nhiều nghiên cứu trước: ta có thể tử vong vì ngồi quá nhiều vì nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc ung thư cao hơn. Đặc biệt ngồi hơn 10 giờ/ngày làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Nhưng việc đứng nhiều hơn không xóa bỏ tác động xấu của việc ngồi lâu. Nghiên cứu lưu ý rằng đứng hơn 2 giờ/ngày khiến nguy cơ mắc OCD tăng cao, hơn nữa đứng lâu chẳng ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc CVD.
Rời khỏi ghế là việc tốt, nhưng trên thực tế ta cần làm nhiều hơn là chỉ đứng. Giáo sư Chong Tze Tec (bệnh viện Đa khoa Singapore) cho biết: “Tư thế đứng kích hoạt vài nhóm cơ nhất định ở chân, lưng, hông. Nhìn chung việc này tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ đứng tại bàn làm việc không đủ vì như vậy có thể làm tăng lượng máu qua tĩnh mạch ứ động ở chân và dẫn đến rối loạn tĩnh mạch. Di chuyển xung quanh tốt hơn do kích hoạt cơ bắp chân giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch mắt cá chân”.
“Hơn nữa việc chỉ đứng không kích hoạt nhiều nhóm cơ khác nhau như lúc đi bộ hay tập thể dục, nên không đem lại thay đổi có lợi về trao đổi chất góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nói một cách đơn giản, chỉ đứng là không đủ khi so sánh với đi bộ và tập thể dục”, ông Chong nói thêm.
Phó giáo sư Ch'ng Jack Kian (bệnh viện Đa khoa Singapore) nói rằng nghiên cứu mới chỉ ra đứng lâu chẳng cải thiện sức khỏe tim mạch so với ngồi lâu, chứ không khuyến khích mọi người không rời khỏi ghế.
Ông Chong khuyên mọi người đứng và vận động ngắt quãng. Nếu không thể dành thời gian riêng cho hoạt động thể dục, hãy cố gắng tìm cơ hội vận động trong suốt ngày làm việc.
Theo bác sĩ John Wang (trung tâm y tế PanAsia Surgery): “Giới hạn 2 giờ/ngày là thời gian trung bình mà hầu hết mọi người dành để đứng và không phải ai cũng gặp biến chứng nếu đứng lâu hơn”. Ông chỉ ra rằng chỉ 2,5% người tham gia nghiên cứu mới mắc OCD, ngoài ra nghiên cứu cũng không sàng lọc trường hợp mắc OCD từ trước lúc tham gia.
“Áp dụng phát hiện của nghiên cứu cho người ở mọi lứa tuổi cũng như đặt ra giới hạn đứng 2 giờ/ngày có chút quá đáng. Hiểu sai dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp và sinh kế của nhiều người”, ông Wang lưu ý.
Đứng đốt cháy nhiều calo hơn ngồi?
Nghiên cứu ghi nhận khác biệt về lượng calo tiêu hao giữa ngồi (80 calo) với đứng (88 calo) chẳng đáng kể. Chênh lệch 8 calo chỉ tương đương hai quả cà rốt nhỏ, mặc dù nhiều người tin duy trì tư thế đứng và giữ thẳng người tốn nhiều calo hơn.
OCD có thể biểu hiện ở dạng nhẹ như nổi tĩnh mạch mạng nhện (nhỏ mảnh, màu đỏ) hay tĩnh mạch dạng lưới (xanh lam hoặc xanh lục, đường kính từ 1- 3 mm). Theo ông Chong: “Phần chân bị ảnh hưởng sẽ sưng lên từng ngày. Cơ bắp chân trở nên nặng nề, dễ bị mỏi hoặc chuột rút”.
Giãn tĩnh mạch là OCD phổ biến hàng đầu. Van trong tĩnh mạch không hoạt động tối ưu khiến máu ứ đọng tại mắt cá chân. Ở giai đoạn sau, OCD có thể trở nên rõ hơn rồi bắt đầu loét.
Ông Chong cho biết ngoài việc đứng lâu, vài yếu tố khác cũng gây ra OCD như: tuổi tác, di truyền, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới, mang thai nhiều lần, tình trạng di truyền.
Cách giảm tác động xấu của việc đứng lâu
Nếu gặp tình huống hay nghề nghiệp đòi hỏi bạn phải đứng lâu, hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi có thể hoặc cân nhắc mang vớ trị giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, ta nên chọn giày có lớp đệm tốt, ôm gọn và cho phép chân co giãn. Đặc biệt cần tránh giày cao gót vì gót chân bị nâng cao khiến cơ bắp chân giảm khả năng bơm máu trở về tim.