CẢNH BÁO BIẾN CHỨNGDẪN ĐẾN UNG THƯ

Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh trong thời gian thẻ BHYT đã có hiệu lực nhưng không mang thẻ hoặc trước khi ra viện không xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ:

Khi đi khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ, NLĐ có thể xin giấy xác nhận tham gia BHYT từ cơ quan BHXH để sử dụng tạm thời hoặc có thể đi khám chữa bệnh, thanh toán chi phí với bệnh viện sau đó làm hồ sơ thanh toán lại chi phí BHYT trong phạm vi được hưởng.

Để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trường hợp này. Hồ sơ thanh toán chi phí BHYT trực tiếp với cơ quan BHXH bao gồm:

- Khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở KCB không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHYT.

- NLĐ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp thẻ BHYT.

- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại điều 26, 27, 28 Luật Bảo hiểm y tế.

- Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (cơ quan BHXH cung cấp)

- Bảng chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, giấy ra viện, hóa đơn thu viện phí và các giấy tờ liên quan)

- Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nới NLĐ tham gia BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú.

- Trong thời hạn tối đa 40 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người có yêu cầu, cơ quan BHXH phải hoàn thành việc giám định và tiến hành thanh toán chi phí KCB trực tiếp cho người bệnh.

Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh

- Trường hợp người bệnh đến cơ sở KCB chữa các bệnh trong có danh mục BHYT thanh toán sẽ trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.

- Trường hợp người bệnh đến KCB tại các cơ sở không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định sau:

Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)

Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

Cơ sở y tế trung ương và tương đương

- Các trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú không thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT không được quỹ BHYT thanh toán.

- Các trường hợp mất giấy ra viện thì liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xin giấy xác nhận sao y.

Hiện nay, pháp luật đang có rất nhiều quy định để đảm bảo quyền lợi người bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh không có thể BHYT. Đặc biệt, Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Thay vào đó, người dân được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT được hiển thị trên ứng dụng Vss-ID. Trong trường hợp mất thẻ BHYT giấy, người dân vẫn có thể sử dụng VssID và mọi quyền lợi của người KCB vẫn sẽ được đảm bảo như khi sử dụng BHYT bằng giấy.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Số ca tử vong do bệnh dại gia tăng

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết thống kê tại 17 tỉnh, thành phố đã ghi nhận 29 ca tử vong do bệnh dại trong 4 tháng năm 2024 , tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Tiến sỹ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại. 30/63 tỉnh thành, phố ghi nhận ca bệnh dại, cao nhất vào các tháng 3, 4 và 8.

Phân bố theo khu vực thì miền Bắc có ca bệnh dại cao nhất, tiếp đến là miền Nam và Tây Nguyên, miền Trung. Tuy nhiên tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên gia tăng ca bệnh dại liên tiếp trong những năm gần đây. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi bị bệnh dại chiếm 34%.

100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vaccine phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định. Cùng đó, có đến 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vaccine phòng dại.

Tại "Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024" do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức cuối tháng 3/2024, Tiến sỹ Hoàng Minh Đức cho biết 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận hơn 143.000 người đi tiêm phòng dại. Trước đó, từ năm 2019-2023, trung bình ghi nhận từ hơn 387.000- 674.000 trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại.

Tuy nhiên, ông Đức cũng nhắc đến việc một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan, lơ là; trong đó việc gia tăng ca tử vong do bệnh dại có nguyên nhân là nhiều trường hợp chủ quan không tiêm vaccine, kháng huyết thanh kịp thời sau khi bị chó, mèo cắn và vẫn chữa bệnh bằng phương pháp không được công nhận.

Có một thực tế là người dân e ngại việc tiêm vaccine phòng dại có nhiều tác dụng phụ dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị không được Bộ Y tế công nhận. Dù cơ quan y tế đã nhiều lần khuyến cáo nhưng vẫn có đến hơn 16% người bị bệnh dại đã điều trị bằng thuốc nam.

Một nguyên nhân nữa là 8,2% người bị chó cắn không có tiền để đi tiêm phòng dại (giá tiêm vaccine dại tương đối cao) đặc biệt với là hộ nghèo, người dân sinh sống vùng sâu, vùng xa.

Thế nhưng, cũng có một thực trạng nữa là tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó, mèo nuôi còn thấp dẫn đến gia tăng dịch bệnh trên động vật và tăng nguy cơ lây nhiễm sang người.

Cùng đó, công tác truyền thông, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại chưa được như mong muốn.

Để hạn chế tử vong do bệnh dại các chuyên gia cho rằng cần tăng cường khả năng tiếp cận với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng;

Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là đối với trẻ em, học sinh và với nhóm đồng bào dân tộc; đặc biệt lưu ý việc không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chết cho 60.000-70.000 người và hàng triệu loài động vật.

Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.